Thị trường Nam Mỹ và những cơ hội mới
Theo bài viết trên tạp chí kinh tế Handelsblatt của Đức, sau nhiều năm trì trệ, kinh tế Brazil đang có sự phục hồi mạnh mẽ. Giờ đây, một lần nữa Brazil nói riêng, khu vực Nam Mỹ nói chung, đang trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Đức. Điều này một phần xuất phát bởi chính sách cô lập mới của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.
Sự hấp dẫn của Mỹ LatinhTrong một thời gian dài, Brazil giống như một niềm hy vọng mang lại nỗi thất vọng cho nền kinh tế Đức. Trong gần một thập kỷ, nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, vốn từng mang lại nhiều kỳ vọng lớn lao, đã thường xuyên ở trong trạng thái trì trệ. Nhưng tình hình đã thay đổi đáng kể trong 4 năm qua, khi Brazil đạt mức tăng trưởng hơn 3% mỗi năm. Năm 2024, quốc gia này nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp của nước này đầu tư mạnh vào Mỹ Latinh.Trong bối cảnh không có sự chắc chắn về các chính sách thương mại của Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, Brazil và các quốc gia khác ở Mỹ Latinh có thể tận dụng cơ hội và hưởng lợi nhiều hơn nữa. Cả 5 nền kinh tế lớn ở Nam Mỹ là Brazil, Argentina, Chile, Peru và Colombia đều được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong những năm tới. Sự thay đổi trong chính sách thương mại của Tổng thống Trump có thể cho phép các quốc gia Mỹ Latinh hội tụ các lợi ích kinh tế, trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài. Nhưng liệu khu vực này có thực sự sẵn sàng cho sự bùng nổ này hay không, hay những thất bại chính trị lại tiếp tục đe dọa các quốc gia này như đã từng xảy ra trong quá khứ?
Các công ty nước ngoài đầu tư mạnh vào BrazilTâm trạng chung của các doanh nghiệp Đức tại Brazil là lạc quan. Đối với nhiều doanh nghiệp, các chi nhánh của họ tại đây là một trong số ít địa điểm trên toàn thế giới có doanh số tăng trưởng mạnh. Theo kết quả khảo sát do công ty tư vấn quản lý PwC thực hiện, trong khi các công ty mẹ tại Đức đang phải đối mặt với việc sa thải nhân viên và cắt giảm đầu tư, 82% giám đốc điều hành trong cộng đồng doanh nghiệp Đức-Brazil kỳ vọng nền kinh tế lớn của Nam Mỹ sẽ tăng tốc trong 12 tháng tới.Tâm trạng tốt đến từ các điều kiện khung tích cực. Từ năm 2021, nền kinh tế Brazil tăng trưởng trung bình 3,6% mỗi năm. Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm 2025 và 2026. Lĩnh vực công nghiệp của Brazil tăng trưởng 4,6% trong quý III/2024, nhanh gấp đôi so với lĩnh vực công nghiệp toàn cầu.Các công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư mạnh vào Brazil. Vào năm 2024, nước này đã thu hút khoảng 71 tỷ USD nguồn vốn FDI, tăng 14% so với năm 2023. Điều này cũng nhờ chương trình phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có tại Brazil. Hiện tại, ở Brazil, các giấy phép xây dựng công trình cơ sở hạ tầng mới như đường cao tốc, cảng biển hoặc lưới điện được đưa ra đấu thầu liên tục mỗi tuần. Năm 2024, các dự án đầu tư trị giá tương đương 42 tỷ euro (46,96 tỷ USD) đã được trao cho doanh nghiệp. Đây là giá trị đơn hàng cao nhất trong gần 20 năm qua tại Brazil.Hiệp hội cơ sở hạ tầng Abdib hy vọng rằng các dự án mới trị giá khoảng 50 tỷ euro sẽ được đưa ra đấu thầu vào năm 2027. Đến năm 2030, chiều dài mạng lưới đường cao tốc của Brazil dự kiến sẽ tăng lên mức gần 30.000km, gấp đôi so với quy mô hiện tại.Ông Detlef Dralle, phụ trách chi nhánh tại Brazil của công xây dựng HTB của Đức cho biết, chi nhánh của ông đang hoạt động rất tốt tại Brazil với hàng loạt đơn hàng liên tục. Trường học, bệnh viện, nhà máy điện, nhà máy ethanol, nhà máy xử lý nước thải, cảng biển và các tuyến đường sắt phục vụ giao thông địa phương đang được xây dựng ồ ạt. Tâm lý của nhà đầu tư trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng đang "thực sự tốt".
Cơ hội tốt cho cả những doanh nghiệp mới tham gia thị trườngNền kinh tế Brazil đang hoạt động tốt đến mức phần lớn thị trường lao động hiện nay gần như không còn lao động dư thừa. Các công ty rất cần tuyển thêm nhân viên. Hội chợ việc làm thường niên ở thành phố São Paulo, nơi mà nhiều năm trước, những người tìm việc phải xếp hàng dài chờ đợi để tìm kiếm việc làm, thì nay đã phải đóng cửa sớm do không có nhiều người quan tâm. Ông Dralle từ công trình xây dựng HTB cũng cho biết, ngày càng ít người muốn làm việc trong ngành xây dựng, do họ đã tìm được việc làm trong các lĩnh vực khác.Tuy vậy, vấn đề này chưa ảnh hưởng nhiều tới đầu tư nước ngoài. Các điều kiện khung còn lại tại đây có vẻ quá hấp dẫn. Một ví dụ là công ty phần mềm Ecomply của Đức. Doanh nghiệp này mới tham gia thị trường phần mềm quản lý bảo vệ dữ liệu trên web tại Brazil, chưa có nhiều kinh nghiệm tại thị trường này. Tổng Giám đốc Philipp Schauberger của Ecomply cho biết thị trường của công ty này tại Brazil là rất lớn. Ông tin tưởng Ecomply sẽ tạo ra doanh số lên tới hàng triệu USD chỉ trong vài tháng. Nhà sản xuất dược phẩm Alpla của Áo cũng đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh tại Brazil. Cho đến nay, công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm chăm sóc gia đình, mỹ phẩm, thực phẩm,... Ông Daniel Stenech, Giám đốc Tài chính của Alpla tại São Paulo, tin chắc rằng Brazil sẽ trở thành một trong những quốc gia sản xuất dược phẩm quan trọng nhất thế giới trong tương lai, tương tự như Ấn Độ. Công ty này đang đầu tư vào các cơ sở sản xuất thuốc mới.Công ty nghiên cứu thị trường Iqvia của Mỹ đã dự báo rằng thị trường dược phẩm Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 22%. Theo Iqvia, Brazil sẽ trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ sáu thế giới vào năm 2027. Đại diện công ty này khẳng định một thị trường lớn có truyền thống nghiên cứu riêng trong lĩnh vực dược phẩm là một địa điểm hấp dẫn cho ngành công nghiệp này.Vấn đề của các công ty Đức ở Mỹ LatinhĐối với các công ty lớn của Đức, vấn đề không chỉ nằm ở thị trường Brazil với 220 triệu dân. Ví dụ, từ lâu tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen (VW) đã có mặt trên khắp khu vực Mỹ Latinh với 8 nhà máy tại Argentina, Brazil và Mexico. Doanh số bán xe Volkswagen tại Brazil cũng tăng trưởng ở mức hai chữ số hàng năm trong ba năm qua và đang tăng lên trên toàn Nam Mỹ. Ông Alexander Seitz, người phụ trách khu vực Mỹ Latinh của Volkswagen cho biết hiện VW đã khởi xướng quá trình tái cấu trúc cần thiết trong tập đoàn và một loạt sản phẩm mới dành riêng cho thị trường Nam Mỹ đang được triển khai.Trong khi nhiều doanh nghiệp lớn ở Đức đang phải cắt giảm chi phí, sa thải lao động, thì hoạt động của họ tại Brazil lại mang tới lợi nhuận cao. Điều này dẫn đến một vấn đề, đó là việc các công ty mẹ tại Đức quá bận rộn với các kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" và các vấn đề của riêng họ, đến nỗi họ không thực sự nhận ra các cơ hội mới ở thị trường Nam Mỹ. Do đó họ đầu tư ít hơn vào đây.Rủi ro chính trị vẫn tồn tại ở Mỹ LatinhTuy nhiên, vẫn có những rủi ro chính trị ở Brazil và Nam Mỹ. Tại Brazil, chính phủ của Tổng thống Lula da Silva đang tăng đáng kể chi tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lạm phát đã tăng lên hơn 5%. Ngân hàng Trung ương Brazil đang dựa vào lãi suất cao hơn để ngăn chặn lạm phát gia tăng: lãi suất chủ chốt ở mức 14,75% gây sức ép lên nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn trong các khoản đầu tư.Ở Argentina, vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Javier Milei có thành công trong việc cho phép đồng peso được tự do biến động mà không gây ra lạm phát hay không. Chỉ khi lạm phát được kiềm chế ở mức vừa phải, ông Milei mới có thể duy trì được sự ủng hộ và thực hiện các cải cách quan trọng về kinh tế và nhà nước.Với chính sách tự cô lập của Nhà Trắng hiện tại, các chuyên gia tin rằng đây là thời điểm tốt để các công ty Đức hoạt động mạnh mẽ hơn ở Brazil và Nam Mỹ. Ông Ulrich Sante, lãnh đạo ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg, cảnh báo rằng nếu các doanh nghiệp Đức không nhanh chóng giành lại vị trí dẫn đầu về sản phẩm và liên minh tại Nam Mỹ, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi tại đây.Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp Đức dường như vẫn còn do dự. Các công ty con tại Brazil đang phàn nàn rằng công ty mẹ của họ tại Đức đang giảm hoặc hủy hoàn toàn các khoản đầu tư vào Brazil, dù triển vọng kinh doanh ở đây rất tốt. Tại các hội chợ thương mại lớn như hội chợ Agrishow ở São Paulo vào cuối tháng 4/2025, hầu như không có doanh nghiệp Đức nào góp mặt. Theo ông Ulrich A. Sante, cựu Đại sứ Đức tại Argentina, các doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Nam Mỹ phải nhanh chóng học cách hành động chiến lược hơn và phản ứng nhanh nhạy hơn. Nếu không, họ sẽ có nguy cơ bị bỏ lại hoàn toàn phía sau và không đạt được lợi ích nào cả.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30'
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30'
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.