Thị trường nhà ở Hoa Kỳ tăng mạnh, cơ hội cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt
Với lợi thế sẵn có về sản xuất và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, ngành gỗ, nội thất Việt Nam không những đứng vững trong cơn bão dịch COVID-19 mà còn vươn lên vị trí mới trên thị trường đồ gỗ, nội thất toàn cầu.
Riêng với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp nội thất lớn, nhưng, để duy trì và khẳng định vị thế đó đòi hỏi ngành chế biến gỗ, nội thất Việt Nam phải có giải pháp hiệu quả đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững.
Nội thất Việt vươn lên Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã chứng kiến nhiều cú nhảy ngoạn mục của ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam, từ vị trí thứ 5 vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 2 thế giới.Không những vậy, theo thông tin mới được Tạp chí Furniture Today - một trong những tạp chí chuyên ngành nội thất uy tín mới công bố, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm nội thất lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ.
Theo đó, năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng và gián đoạn thương mại, Việt Nam đã xuất 7,4 tỷ USD đồ nội thất sang Hoa Kỳ, tăng 31% so với năm 2019. Trong khi đó, Trung Quốc đã xuất 7,33 tỷ USD trong cùng kỳ, giảm 25% so với năm 2019. Mặc dù, giá trị kim ngạch xuất khẩu nội thất của Việt Nam chỉ nhỉnh hơn Trung Quốc chút ít nhưng xu hướng tăng trưởng đối nghịch nhau sẽ giúp khoảng cách này nhanh chóng được nới rộng trong thời gian tới. Theo phân tích của các chuyên gia Furniture Today, có nhiều yếu tố dẫn đến kết quả trên; trong đó, cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc là khởi nguồn, từ nửa cuối năm 2018, Hoa Kỳ áp thuế 10% lên hàng nội thất Trung Quốc, ngành công nghiệp nội thất đã bắt đầu dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.Năm 2019, chứng kiến mức sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nội thất Trung Quốc vào thị trường này, giảm tới 28% xuống còn 9,7 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu nội thất Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng 35%, đạt khoảng 5,7 tỷ USD.
Tính chung trong vòng 2 năm gần đây, Chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt mức thuế cao tới 25% đối với hầu hết các loại đồ nội thất Trung Quốc khiến kim ngạch xuất khẩu nội thất nước này vào nước này liên tục giảm mạnh, thay vào đó là nguồn cung đến từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nội thất vào Hoa Kỳ của Việt Nam từ chỗ chưa bằng 1/3 Trung Quốc đến nay đã bắt đầu nhỉnh hơn. Trong cuộc hội thảo trực tuyến với các doanh nghiệp Việt Nam mới đây, đại diện các nhà phân phối nội thất tại Hoa Kỳ cho biết, kể từ khi nội thất Trung Quốc bị áp thuế quá cao, họ đã chủ động tìm kiếm nguồn cung mới và Việt Nam là nhà cung cấp phù hợp nhất. Đến nay, hầu hết nội thất gỗ phòng ngủ, phòng ăn, nội thất văn phòng và phòng làm việc tại nhà đều được đặt hàng từ Việt Nam. Theo các nhà phân phối nội thất Hoa Kỳ, doanh số bán hàng nội thất của Việt Nam tại nước này đã tăng khá nhanh trong thời gian vừa qua và nếu không gặp sự cố gián đoạn do dịch COVID-19 và logistics thì giá trị nhập khẩu nội thất Việt Nam sẽ còn cao hơn. Ông Trần Lam Sơn, Giám đốc Marketing và quản lý chất lượng Công ty Thiên Minh cho biết, có thể thấy, sự “đổi ngôi” trong việc cung cấp nội thất vào thị trường Hoa Kỳ rõ nét nhất trong mùa mua hàng mỗi năm.Theo đó, những năm trước vào thời điểm tháng 3 - 4, những người mua hàng cho các hãng nội thất lớn sẽ đổ xô đến Trung Quốc để tham quan, tìm kiếm mẫu mã và đặt hàng, sau đó mới đến Việt Nam để bổ sung những sản phẩm còn thiếu.
Tuy nhiên, mùa mua hàng năm 2021 ghi nhận xu hướng ngược lại, các nhà mua hàng tập trung đến Việt Nam đặt hàng trước sau đó mới sang Trung Quốc.Thêm vào đó, thị trường nhà ở Hoa Kỳ đang tăng trưởng mạnh, kéo theo nhu cầu về đồ nội thất gia đình tăng trong năm 2021 và những năm tới chính là cơ hội lớn cho các thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ; trong đó có Việt Nam.
Đảm bảo vị thế vững chắc
Việc vươn lên trở thành nhà cung ứng nội thất hàng đầu cho Hoa Kỳ có ý nghĩa và mở ra cơ hội thúc đẩy thương mại sản phẩm đồ gỗ, nội thất của Việt Nam. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (Hawa) cho biết, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nội thất lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu hàng năm.Tuy nhiên, so với nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, sản phẩm Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ hơn 7 tỷ USD trong số 115 tỷ USD doanh thu năm 2020. Điều này chứng tỏ, dư địa để ngành gỗ và nội thất Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn rộng mở.
Để có thể tận dụng được cơ hội và giữ vững vị thế là nhà cung cấp nội thất hàng đầu, các doanh nghiệp nói riêng và cả ngành chế biến gỗ, nội thất Việt nói chung cần đáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững như đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp và ngăn chặn hiệu quả tình trạng gian lận nguồn gốc xuất xứ. Cùng quan điểm, ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cho rằng, từ khi tham gia xuất khẩu gỗ và nội thất, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước học luật và tuân thủ luật để cải thiện vị trí của mình trên thị trường thế giới. Thế nhưng, khi đã vươn lên đến vị trí cao thì rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều và đó đều là nhũng rủi ro không đáng có. Theo ông Lê Xuân Quân, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam liên tiếp đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá hay cáo buộc gian lận xuất xứ và sử dụng gỗ khai thác, buôn bán bất hợp pháp từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc…Trong thực tế, vào những giai đoạn đồ gỗ, nội thất Trung Quốc bị đánh thuế quá cao, đã có một số doanh nghiệp bắt tay với đối tác Trung Quốc nhập khẩu “nguyên liệu” nhưng thực chất đã thành hình sản phẩm vào Việt Nam rồi xuất khẩu dưới danh nghĩa hàng Việt Nam.
Con số này không nhiều nhưng vì lợi nhuận của một nhóm nhỏ đã tạo ra rủi ro lớn cho toàn ngành, đe dọa vị thế là lợi thế cạnh tranh của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam.
"Vị trí và lợi thế của ngành gỗ nội thất Việt Nam hiện nay là kết quả sự nỗ lực của hàng nghìn doanh nghiệp cũng như quá trình hội nhập kinh tế của Chính phủ, chính vì vậy, để ngành chế biến gỗ, nội thất Việt Nam bền vững không còn cách nào khác phải ngăn chặn, loại bỏ những rủi ro đang hiện hữu và tiềm ẩn. Theo đó, các hiệp hội phải quyết liệt hơn nữa việc thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn quốc tế. Về phía nhà nước, cần có cơ chế kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào và các hoạt động đầu tư núp bóng, lợi dụng tự do thương mại để chuyển tải hàng hóa và lẩn tránh thuế.Chỉ khi giải quyết được cả hai nguy cơ đó, ngành gỗ, nội thất Việt Nam mới có thể tập trung chiến lược phát triển thị trường và khẳng định vị thế hiện có", ông Lê Xuân Quân nêu giải pháp.
Bà Julie Hundersmarck, đại diện chương trình quốc tế về lâm nghiệp Hoa Kỳ nhấn mạnh, thị trường Hoa Kỳ đang mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nội thất Việt Nam nhưng đây cũng là một trong những thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe và kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, tính hợp pháp của sản phẩm gỗ.Các cơ quan quản lý Hoa Kỳ có rất nhiều công cụ khác nhau để đảm bảo sự tuân thủ quy định gỗ hợp pháp thông qua giám sát chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu vào nước này bắt buộc phải tìm hiểu và đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động ngăn chặn các hành vi chuyển tải hàng hóa và gian lận xuất xứ bởi Hoa Kỳ là thị trường lớn và rất nghiêm khắc trong chuyện lẩn tránh thuế, gian lận thương mại./.Tin liên quan
-
DN cần biết
"Thủ phủ" gỗ Bình Dương cần khu công nghiệp chuyên ngành
15:02' - 17/05/2021
Mặc dù các chỉ số về sự phát triển của ngành gỗ trong 5 năm qua tại Bình Dương đã tự chứng minh là ngành có sức đóng góp quan trọng về phát triển kinh tế và rất có triển vọng trong tương lai.
-
Thị trường
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu lớn nhất của Đức
07:35' - 14/05/2021
Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu lớn nhất của nước này trong năm 2020, với 6,4 triệu m3.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.