Thị trường xe điện ASEAN: Triển vọng chưa thực sự sáng
Theo tờ Liên hợp buổi sáng ngày 12/2, dựa vào lợi thế nghiên cứu phát triển khá sớm, sự ủng hộ của chính phủ và thị trường trong nước rộng lớn, các công ty ô tô Trung Quốc đang dẫn đầu lĩnh vực xe điện.
Bên cạnh đó, việc các nước ASEAN lần lượt cam kết cắt giảm phát thải carbon và đưa ra chính sách điện khí hóa ô tô, cộng thêm sự hỗ trợ của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, nên ngày càng nhiều công ty ô tô năng lượng mới của Trung Quốc “tiến quân” vào khu vực này, bao gồm việc xuất khẩu xe điện của Trung Quốc sang các nước ASEAN.Ô tô năng lượng mới bao gồm phương tiện hybrid (xe động cơ lai), plug-in hybrid (xe lai sạc điện) và battery electric (xe chạy pin thuần túy).
Hiện nay, ngoài các doanh nghiệp ô tô truyền thống sản xuất xe điện, tại Trung Quốc đã xuất hiện nhiều “thế lực sản xuất ô tô mới” như XPeng, NIO, Li Auto…Những công ty này cũng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô năng lượng mới hoặc linh kiện ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…, để chuẩn bị kế hoạch cạnh tranh với những thương hiệu ô tô truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ ở thị trường này.
* ASEAN trở thành “mảnh đất màu mỡ”Với tư cách là “Detroit của Đông Nam Á”, Thái Lan là mục tiêu hàng đầu của các công ty ô tô Trung Quốc. Theo Tiến sỹ Xiaoyan Tan, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), các công ty ô tô Trung Quốc đang tác động đến tầm nhìn trở thành trung tâm sản xuất xe điện khu vực vào năm 2035 của Thái Lan.Năm 2020, Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu sản lượng xe điện năm 2030 sẽ chiếm 30% tổng sản lượng ô tô, đồng thời ban hành chính sách tương ứng để thu hút các nhà sản xuất ô tô quốc tế đến đầu tư xây dựng nhà máy ở nước này. Tháng 3/2021, Chính phủ Thái Lan đã nâng mục tiêu này từ 30% lên 50%.Mặc dù thị trường xe điện của Thái Lan chưa phát triển, cơ sở hạ tầng nạp điện cũng chưa hoàn thiện, nhưng quốc gia Đông Nam Á vẫn thu hút các công ty Trung Quốc đến xuất khẩu sản phẩm và đầu tư xây dựng nhà máy.Tháng 9/2021, tờ China Daily News của Thái Lan đưa tin các thương hiệu ô tô Trung Quốc đang “xếp hàng” để tiến quân vào thị trường Thái Lan. Bên cạnh SAIC Motor và Great Wall Motor, thì các thương hiệu như Chery, Dongfeng, Geely và Changan… cũng lần lượt tung ra các mẫu ô tô mới ở Thái Lan.Nhà máy của SAIC Motor ở Chon Buri đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2017, sản xuất ô tô thương hiệu MG và thời gian tới có thể cũng sẽ sản xuất xe điện. Great Wall Motor mua lại nhà máy của General Motors-Mỹ ở Rayong và có kế hoạch bắt đầu sản xuất xe điện từ năm 2023.Ngoài Thái Lan, các công ty ô tô của Trung Quốc cũng hướng mục tiêu đến Malaysia và Indonesia. Tháng Một vừa qua, công ty mẹ DRB-Hicom của Proton (công ty sản xuất ô tô của Malaysia) đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty Smart Motors để thâm nhập lĩnh vực xe điện, bán các loại xe nhỏ do hãng này sản xuất ở thị trường Malaysia và Thái Lan. Smart Motors là thương hiệu liên doanh giữa Geely của Trung Quốc và Daimler AG của Đức. Geely cũng nắm giữ 49,9% cổ phần của Proton.Tháng 1/2022, chính quyền thành phố Melaka của Malaysia tuyên bố công ty Fieldman của Malaysia và Changan Automobile của Trung Quốc sẽ hợp tác đầu tư 1 tỷ ringgit để xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện ở huyện Jasin.Indonesia là quốc gia sản xuất nickel quan trọng. Trong những năm gần đây, nước này đã thu hút đầu tư vào pin điện và xe điện. Tương tự, tháng Một vừa qua, một số công ty Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia do Foxconn dẫn đầu đã tuyên bố đầu tư 8 tỷ USD để hỗ trợ Indonesia phát triển hệ thống sinh thái năng lượng mới, bao gồm sản xuất ô tô, sản xuất pin và ngành công nghiệp phụ trợ.Ngoài các công ty Trung Quốc, Indonesia cũng thu hút tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc và Tesla Motors của Mỹ đầu tư sản xuất pin và xe điện ở địa phương. Indonesia có trữ lượng nickel lớn nhất toàn cầu. Năm 2020, Tổng thống Joko Widodo tuyên bố cấm xuất khẩu quặng nickel, đồng thời thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nhà máy luyện nickel ở địa phương và phát triển các ngành sản xuất liên quan.
Các công ty ô tô năng lượng mới của Trung Quốc và Hàn Quốc tiến quân vào thị trường Đông Nam Á làm cho giới truyền thông Nhật Bản cảm thấy lo lắng. Gần đây, tờ Nihon Keizai Shimbun của nước này nhấn mạnh, cho dù là các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc hay Hàn Quốc, hiện nay đều đang mở đường để tiến quân mạnh vào thị trường xe điện Đông Nam Á, nếu Nhật Bản hành động chậm, rất có thể nước này sẽ bị bỏ lại phía sau.Đối với vấn đề này, Tiến sỹ Xiaoyan Tan cho rằng các nhà sản xuất Nhật Bản chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động sản xuất ô tô ở Thái Lan, có công nghệ sản xuất ô tô năng lượng mới, chẳng hạn xe chạy bằng pin nhiên liệu của Toyota. Mấu chốt vấn đề là liệu những nhà sản xuất này có sẵn sàng chuyển đổi và thiết lập chuỗi cung ứng xe điện cho các cơ sở sản xuất ô tô ở Thái Lan hay không?* Hạn chế và thách thức của thị trường xe điện Đông Nam ÁCác nhà sản xuất Nhật Bản có lẽ đã sớm nhận ra những hạn chế và thách thức trong việc “tiến quân” vào thị trường xe điện Đông Nam Á. Tiến sỹ Xiaoyan Tan nhấn mạnh lợi thế của Thái Lan là chính sách công nghiệp tích cực, khuyến khích các nhà sản xuất ô tô sản xuất ô tô năng lượng mới ở nước này.Tuy nhiên, nhược điểm chủ yếu là cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chẳng hạn như hệ thống trạm sạc không đầy đủ, cũng như năng lực chi trả của người tiêu dùng. Do đó, chỉ khi nào người tiêu dùng đảm đương được khả năng chi trả thì mới có thể chuyển đổi nhu cầu của họ sang ô tô năng lượng mới.
Đối với vấn đề năng lực chi trả, phương án của SAIC Motor là đưa ra các sản phẩm có giá cả cạnh tranh, giá xe điện MG ZS tương đương với ô tô sử dụng xăng cùng loại của Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù vậy, thách thức cơ sở hạ tầng nạp điện không đủ vẫn tồn tại.Theo báo cáo của tờ Bangkok Post vào tháng 12/2021, Thái Lan có khoảng 1.000 trạm sạc điện, trong khi trạm xăng lại lên đến 30.000 trạm. Kết quả khảo sát do công ty tư vấn thị trường ABeam Consulting công bố tháng 12/2021 cho thấy mặc dù người tiêu dùng Thái Lan khá có hứng thú trong việc chuyển sang xe điện, nhưng 1/3 người được hỏi cho rằng cơ sở hạ tầng nạp điện của nước này hiện tại không đủ.Tại Malaysia, tính đến cuối năm 2021 có 274 xe điện và khoảng 4.000 trạm sạc. Chính phủ Malaysia bắt đầu ưu đãi thuế cho xe điện từ năm 2022, nhưng Chủ tịch hiệp hội ô tô Malaysia Elsa cho rằng giá xe điện vẫn đang ở mức cao, khởi điểm từ 150.000 ringgit/xe, đây là mức giá khó chấp nhận đối với 40% số người có thu nhập thấp, thậm chí 40% người có thu nhập trung bình.Theo Chủ tịch Prime Group của Singapore Lương Nam Hưng, các công ty ô tô Trung Quốc xuất hiện ở thị trường Đông Nam Á là để hướng đến tương lai, phục vụ chiến lược xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc)… trong vài năm tới. Chủ tịch Lương Nam Hưng là một trong những nhân vật hàng đầu trong giới ô tô Singapore, từng điều hành các hoạt động có liên quan đến ô tô như taxi, tín dụng ô tô, dịch vụ cho thuê xe, nhập khẩu song song… Ông cho rằng tỷ lệ sở hữu xe hybrid của Singapore chỉ tăng 8,6% trong 20 năm qua, doanh số tiêu thụ xe điện nhiều năm chỉ chiếm 0,5%. Do đó, Singapore vẫn còn một chặng đường rất dài để nâng cao mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với xe điện. Thị trường Đông Nam Á càng khó hơn. Câu hỏi được đặt ra là liệu những người có mức thu nhập tương đối thấp có mua nổi xe điện hay không? Liệu có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng hệ thống nạp điện hay không?Mức độ chấp nhận của người tiêu dùng khu vực đối với xe điện quả thực là một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty sản xuất ô tô phải đối diện.So với các nước châu Âu, hệ thống cơ sở hạ tầng nạp điện của khu vực này vẫn đang ở giai đoạn đầu, người tiêu dùng phổ thông cũng không chịu nổi mức giá khá cao của xe điện, hơn nữa phần lớn các nước vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch để phát điện, nên việc sử dụng xe điện trên thực tế không thể giảm thiểu phát thải carbon.
Chủ tịch Lương Nam Hưng tổng kết rằng trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng, trong 5-10 năm tới, phương tiện hybrid là sự lựa chọn mang tính giai đoạn tốt nhất./.Tin liên quan
-
Tài chính
Chính quyền Thủ đô Seoul trợ giá cho người mua xe điện
17:44' - 14/02/2022
Ngày 14/2, chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) thông báo sẽ trợ giá cho những khách hàng mua xe điện, với số lượng khoảng 14.200 xe trong nửa đầu năm 2022 và theo kế hoạch là 27.000 xe trong cả năm.
-
Ô tô xe máy
Thái Lan đề xuất các ưu đãi cho phát triển xe điện
10:43' - 14/02/2022
Ủy ban Chính sách xe điện quốc gia Thái Lan (NEVPC) dự kiến sẽ trình kiến nghị ưu đãi đầu tư đối với lĩnh vực phát triển xe điện (EV) lên nội các chính phủ vào ngày 15/2 tới.
-
Doanh nghiệp
Foxconn sẽ đầu tư 8 tỷ USD vào xe điện ở Indonesia
14:48' - 10/02/2022
Tập đoàn công nghệ Foxconn có trụ sở tại vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ khởi động dự án đầu tư 8 tỷ USD vào Indonesia trong quý III năm nay để sản xuất xe điện (EV) và pin.
-
Ý kiến và Bình luận
Ernst & Young khuyến nghị châu Âu về xe điện
16:12' - 08/02/2022
Từ nay đến năm 2030, châu Âu cần có thêm 500.000 trạm sạc xe điện công cộng mỗi năm và sau đó cần có thêm 1 triệu trạm sạc mỗi năm.
-
Ô tô xe máy
Châu Âu cần hàng chục triệu trạm sạc xe điện để đáp ứng nhu cầu gia tăng
15:31' - 08/02/2022
Các chính phủ và các dịch vụ tiện ích ở châu Âu cần có kế hoạch giảm bớt thủ tục rườm rà để xây dựng các trạm sạc, đáp ứng nhu cầu nếu châu lục này đạt 130 triệu xe điện lưu thông vào năm 2035.
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận ròng của Panasonic tăng mạnh nhờ doanh số bán pin xe điện
14:45' - 03/02/2022
Công ty sản xuất thiết bị điện tử Panasonic của Nhật Bản vừa công bố lợi nhuận ròng đạt 195,63 tỷ yen (1,70 tỷ USD) trong giai đoạn tháng 4-12/2021, tăng 50,3% nhờ doanh số bán pin xe điện tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Cuộc hôn nhân bất thành” giữa Honda và Nissan
06:30'
Cuộc “chia tay” của Nissan và Honda là minh chứng cho một trật tự cũ đang bị tan rã - khi lộ trình kỹ thuật khác nhau và quy luật thị trường được viết lại hoàn toàn.
-
Phân tích - Dự báo
Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển thị trường truyền thông và giải trí
05:30'
Trong ngành truyền thông và giải trí, các thử nghiệm ứng dụng AI tạo sinh đang được tiến hành thường xuyên. Vậy tương lai của ngành này sẽ theo hướng nào khi AI thế hệ mới được ứng dụng rộng rãi?
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài 1: Những "thành viên" gia đình không thể thiếu
05:30' - 15/02/2025
Bloomberg Intelligence dự đoán thị trường thú cưng toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần so với năm 2022, đạt 493 tỷ USD vào năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
06:30' - 14/02/2025
Viện Hàn lâm Khoa học Nga dự báo nền kinh tế các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm, cho đến năm 2030.