Thiết kế gói 23.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động khó khăn
Tại phiên chất vấn lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã tham gia giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vấn đề thu sai đối tượng của bảo hiểm xã hội...
Đề xuất cho phép chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcĐại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nêu câu hỏi, thời gian qua, dư luận rất bức xúc trước tình trạng thu sai bảo hiểm xã hội đối với chủ hộ kinh doanh cá thể. Đại biểu đề nghị đưa ra hướng giải quyết trong thời gian tới.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2003, Việt Nam có chủ trương mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn cho một số tỉnh, thành phố về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, 54 tỉnh, thành phố đã thực hiện thu bảo hiểm của hơn 4.200 đối tượng từ năm 2003, đến năm 2016 đã dừng lại. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 1.330 đối tượng vẫn nộp bảo hiểm tiếp đến năm 2020.
Theo Bộ trưởng Tài chính, nếu xét về bản chất và đạo lý không có gì sai, nhưng xét về quy định pháp luật vẫn vướng mắc. Cụ thể, quy định pháp luật bảo hiểm xã hội là phải có hợp đồng về giao kết bảo hiểm. Nhưng ở đây, các chủ hộ kinh doanh không có hợp đồng giao kết mà chỉ có hợp đồng của họ với nhân viên.Do đó, những nhân viên này đủ điều kiện để được nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đối với các chủ hộ không có giao kết hợp đồng với ai, nên không được nộp bảo hiểm.
"Những đối tượng này vừa là chủ hộ, vừa là người lao động, họ có thu nhập. Việc được tham gia bảo hiểm có thể coi là chấp nhận được, nhưng pháp luật lại không quy định, nên có thể kết luận là sai đối tượng", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia sẻ. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng cho biết, tới đây, khi tiến hành sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính sẽ trao đổi với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để sửa Luật theo hướng cho phép chủ hộ kinh doanh được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.Bổ sung thêm ý kiến của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại phiên chất vấn về Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, gói hỗ trợ người lao động đang được thiết kế để trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội với việc chi khoảng 23.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo giúp người lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
"Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặc biệt quan tâm đến những khó khăn hiện hữu và bằng mọi cách đề xuất giải pháp hỗ trợ cho người lao động", Bộ trưởng nhấn mạnh. Liên quan đến vấn đề đào tạo nghề, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đào tạo nghề phải gắn với thị trường, nắm bắt được xu hướng thị trường để đào tạo nghề có đủ kỹ năng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Việc sắp xếp các trường nghề nên theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp và hiện đại. Đào tạo theo nhu cầu gắn với sự phát triển của địa phươngĐại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đánh giá, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm có mặt còn hạn chế.
"Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới", đại biểu chất vấn.
Giải trình thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ đã thiết kế phát triển khu vực kinh tế nông thôn gắn với nâng cao kiến thức, kỹ năng cho lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thiết kế hệ thống chương trình từ nhu cầu lao động xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương của từng cấp xã, cấp huyện, tỉnh. Bộ trưởng khẳng định, đào tạo nghề nông thôn không chỉ là đào tạo nghề nông, mà đã chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.Căn cứ vào nhu cầu của địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung đào tạo theo nhu cầu gắn với sự phát triển của địa phương. Bộ đề ra kế hoạch tái cấu trúc đào tạo nghề nông thôn gắn với sự phát triển nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, một trong những giải pháp đầu tiên là nâng cao năng lực của người nông dân, gắn liền giữa kiến thức và kỹ năng làm nghề nông cũng như những ngành nghề phi nông nghiệp, với tư duy của nền kinh tế nông nghiệp chứ không chủ là tư duy sản xuất nông nghiệp.
Do vậy, cần đào tạo theo chuỗi ngành hàng từ sản xuất, đến bảo quản, thu hoạch, chế biến, thương mại điện tử; mỗi khâu có ngành nghề kèm theo… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 5 vùng nguyên liệu và đào tạo theo đúng quy trình để phát huy tất cả nguồn nhân lực phục vụ cho vùng nguyên liệu.
Bộ cũng cấu trúc lại hệ thống các trường của Bộ, trong đó đã đặt hàng, giao nhiệm vụ, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bộ yêu cầu các trường, viện nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đây cũng là cách để đào tạo nghề cho nông dân, để người nông dân nhận những giải pháp hữu ích, được đào tạo, sử dụng nguồn lực hiệu quả./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn
17:14' - 01/06/2023
Số doanh nghiệp thành lập mới đang trong xu hướng giảm, trong khi số đơn vị rút lui khỏi thị trường lại gia tăng, thể hiện sự trầm lắng trong hoạt động khởi nghiệp nói chung.
-
Kinh tế tổng hợp
Thụy Sĩ giúp Quảng Nam xây dựng du lịch xanh
13:14' - 25/05/2023
Quảng Nam là vùng đất vùng đất nổi tiếng trong bản đồ du lịch Việt Nam với hai Di sản Văn hóa thế giới (Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn) và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20' - 03/07/2025
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.