Thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
Nhiều ý kiến tán thành việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực có thể bố trí trong từng thời kỳ; tăng cường năng lực và hiệu quả cho hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao hiệu quả điều phối, xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Theo quan điểm của đại biểu Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc), việc xây dựng dự án Luật là cần thiết để khơi dậy những nguồn lực còn tiềm ẩn, phát triển kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nơi được xem là đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Đây cũng là một "cú hích" để khu vực này trở thành động lực thực sự của nền kinh tế, đạt được mục tiêu đến năm 2020 đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Đại biểu Đỗ Văn Bình (Hải Phòng) đánh giá việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Việc hỗ trợ doanh nghiệp đã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, nhưng chưa đồng bộ, thống nhất.
Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, văn bản có tính pháp lý cao nhất đang điều chỉnh trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là Nghị định số 56/2009 của Chính phủ, việc thực hiện việc hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, chưa đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo đại biểu Bình, việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần đảm bảo bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt các thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ.
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ Nhà nước đảm bảo các doanh nghiệp bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Đại biểu băn khoăn, nếu xây dựng Luật với nội dung và tên gọi chỉ hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể hiểu là chỉ tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trên cơ sở nhất trí cần tập trung tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp lớn phát triển, trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn để tạo thành chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng, chứ không nên cắt khúc hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đại biểu Bình phân tích: Để góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Chính phủ đã có Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Theo đó, đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh, hằng năm có khoảng 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Do vậy, cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nâng cao quy mô, năng lực cạnh tranh, cũng cần quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để có thể tăng mạnh số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Thống kê cho thấy, có tới 77% doanh nghiệp siêu nhỏ và 69% doanh nghiệp nhỏ đi lên từ mô hình các hộ kinh doanh. Hiện nay, cả nước có khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh. Do vậy, việc xây dựng và luật hóa các nội dung phù hợp để tạo điều kiện, khuyến khích mạnh mẽ các hộ kinh doanh này phát triển, đăng ký thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng phát triển doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Đại biểu Bình thấy rằng nếu đặt vấn đề hỗ trợ tất cả doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và cả các hộ kinh doanh thì sẽ không khả thi vì đối tượng hỗ trợ sẽ rất lớn, trong khi nguồn lực Nhà nước có hạn.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xây dựng Luật hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp với các quy định khuyến khích thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hỗ trợ nhóm doanh nghiệp (không chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa) có hoạt động đổi mới sáng tạo, có tiềm năng phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Ý kiến khác nhau về tên gọi dự thảo Luật
Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị ban soạn thảo cân nhắc sửa tên dự thảo Luật thành "Luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa". Đại biểu phân tích: Trong tên dự thảo Luật, từ "hỗ trợ" mới chỉ ra biện pháp, cách thức là yếu tố cần nhưng chưa đủ, chưa phản ánh được ý nghĩa chiến lược vì mục tiêu phát triển vững chắc của khu vực doanh nghiệp này, cũng chưa phản ánh được mối quan hệ lợi ích tác động qua lại giữa sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa với tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, theo đại biểu cần thêm từ "phát triển" để chỉ ra mục tiêu, động lực, "làm luật để hướng đến mục tiêu phát triển đạt tới 1 triệu doanh nghiệp thực sự hoạt động vào năm 2020. Mặt khác, trong các văn kiện Đại hội Đảng XII cũng như Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khi đề cập đến vấn đề này đều nhất quán sử dụng cụm từ "hỗ trợ phát triển" và nhấn mạnh yếu tố "phát triển" trong các thông điệp như "Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa", "phát triển mạnh kinh tế tư nhân".
Tuy nhiên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã tranh luận lại với quan điểm này. Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: "Tại điểm c khoản 2 Điều 20 đã ghi rất rõ là góp phần hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển". Đại biểu nhấn mạnh "không phải là phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chúng ta lầm lẫn là phát triển về số lượng, luật này là phát triển toàn diện, hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa".
Nêu quan điểm không cần thiết đổi tên dự thảo Luật, đại biểu phân tích theo những thông tin gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa không cần hỗ trợ nhiều về vốn, mà cơ bản là về thủ tục, Nhà nước cần tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, thu hút dòng vốn xã hội vào đối tượng này - đại biểu nêu quan điểm.
Giải trình làm rõ hơn về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết các nước trên thế giới đều dùng tên gọi như dự thảo Luật, trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bao hàm cả doanh nghiệp siêu nhỏ.
Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, làm rõ khái niệm theo hướng doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ theo 3 cấp độ, vì ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước còn có có sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Các tổ chức, cá nhân lại có sự quan tâm khác nhau, lĩnh vực khác nhau, địa bàn khác nhau... nên càng phân loại rõ ràng, càng dễ cho các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận - Bộ trưởng nêu.
Xác định rõ tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nêu quan điểm về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, đại biểu Đỗ Văn Bình cơ bản nhất trí với ý kiến thứ nhất đã nêu trong Báo cáo của Ủy ban Kinh tế về việc sử dụng tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là căn cứ tổng nguồn vốn và lao động bình quân.
Tuy nhiên, để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa chính xác, khách quan, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xác định tiêu chí ưu tiên trong hai tiêu chí trên. Đồng thời, đại biểu Bình đề nghị xem xét kết hợp với tiêu chí tổng doanh thu khi tiêu chí ưu tiên chưa đạt.
Thực tế có doanh nghiệp khoa học công nghệ số lao động không lớn, nhưng tổng doanh thu không nhỏ. Việc quy định loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ để có chính sách hỗ trợ, có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài tiêu chí về số lao động bình quân, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung tiêu chí về tổng nguồn vốn và có thể cả tiêu chí về tổng doanh thu vì nếu chỉ quy định tiêu chí về lao động dưới 10 người thì cũng giống như đối với hộ kinh doanh, trong khi hộ kinh doanh lại không được hỗ trợ.
Đại biểu Trần Thị Hiền tán thành việc sử dụng tiêu chí tổng nguồn vốn và số lao động để phân loại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, tiêu chí về số lao động cần được quy định rõ gắn với tiêu chí tham gia bảo hiểm xã hội, làm cơ sở để kiểm soát và đối xử công bằng, đồng thời cũng là biện pháp tích cực để thúc đẩy mở rộng diện bao phủ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đây là ý nghĩa xã hội quan trọng của việc sử dụng tiêu chí này, đại biểu nêu.
Nhận xét chưa từng có tiền lệ lập pháp bằng biểu bảng như khoản 1 Điều 4, đại biểu Hiền đề nghị cần bảo đảm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc diễn giải và quy định minh bạch về tiêu chí xác định từng loại quy mô doanh nghiệp bằng ngôn ngữ viết, để áp dụng pháp luật chính xác, dễ viện dẫn.
Vì không thể hiện bằng ngôn ngữ viết nên không minh bạch được việc phải đáp ứng cùng lúc 2 tiêu chí, hay tiêu chí nào có tính ưu tiên hơn, không rõ các tiêu chí này xác định theo hằng năm hay theo bình quân giai đoạn. Đại biểu nêu: "dự thảo Luật xác định doanh nghiệp theo 3 quy mô, phân biệt rõ giữa "nhỏ" và "siêu nhỏ" nhưng hoàn toàn thiếu vắng các quy định thể hiện rõ từng dòng hoạt động hỗ trợ gắn với từng quy mô doanh nghiệp.
Thậm chí, Điều 6 dự thảo quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong tiếp cận hỗ trợ còn bỏ quên đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ. Đây là điểm yếu nhất, mờ nhất trong ý tưởng lập pháp của dự thảo Luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp còn dè dặt vay vốn giá rẻ
07:05' - 22/11/2016
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang lúng túng vì thiếu định hướng và hạn chế về năng lực khi phải thực sự bước chân vào cuộc đua hội nhập với thương mại toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục được vay vốn ngắn hạn đến hết năm 2017
06:00' - 18/11/2016
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 31/2016/TT-NHNN ngày 15/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam là điểm đến ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp cơ khí Nhật
18:46' - 16/11/2016
Theo bà Itoh Kaori, Trưởng đoàn doanh nghiệp tỉnh Gifu (Nhật Bản), Việt Nam là địa điểm ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ngành cơ khí Nhật Bản khi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.