Thiếu hụt nhiệt điện than - nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng năng lượng ở Australia
Theo các chuyên gia năng lượng Australia, tình trạng thiếu hụt nguồn phát nhiệt điện than là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở quốc gia lớn nhất châu Đại dương, khiến giá điện tăng cao và các nhà chức trách liên tục phải đưa ra cảnh báo mất điện.
Số liệu mới nhất cho thấy, 47 tổ máy, chiếm khoảng 25% lượng nhiệt điện than cung cấp cho lưới điện ở miền Đông Australia, đã không còn hoạt động do các sự cố kỹ thuật của thiết bị hoặc do thiếu đầu tư bảo trì dài hạn.Đáng lo nhất là việc nhà máy điện Yallourn tạo ra khoảng 1/5 điện năng ở bang Victoria ngừng hoạt động theo lịch trình để bảo trì và sự thiếu hụt nguồn cung cấp than cho các nhà máy than ở bang New South Wales do các mỏ than bị ảnh hưởng bởi ngập lụt gây ra vì các cơn mưa xối xả trong thời gian gần đây.
Bên cạnh sự thiếu hụt tới 25% công suất phát điện than là áp lực giá lên các công ty khai thác than. Cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2/2022 đã dẫn đến các lệnh cấm quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, tạo ra sự thiếu hụt toàn cầu khiến giá cả tăng cao. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi trong tuần này, các nhà máy điện than trên toàn lưới điện ở Australia bắt đầu rút bớt một phần công suất phát điện khỏi thị trường điện.Lý do mà các nhà máy giảm sản lượng điện là vì chi phí than khiến việc vận hành không có lãi, và nhất là khi vào ngày 13/6 vừa qua, Cơ quan Điều hành Thị trường Năng lượng Australia (AEMO) đã áp đặt giá trần 300 AUD (210 USD)/megawatt cho các nhà máy điện than.
Do vậy, khi các nhà máy điện than bắt đầu giảm cung cấp điện, sẽ không có đủ lượng điện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vốn đang ở mức cao trong thời tiết mùa đông lạnh giá ở Australia kéo dài từ tháng Sáu đến tháng Chín.
Trước tình hình trên, AEMO đã buộc phải thực hiện các biện pháp can thiệp nhanh chóng bằng cách nắm quyền kiểm soát thị trường để ngăn ngừa tình trạng mất điện.Ngày 15/6, cơ quan này đã ra quyết định buộc các nhà máy điện than hoạt động bình thường trở lại cùng với việc kích hoạt cơ chế bồi thường cho các nhà máy. Chi phí bồi thường này sẽ được tính vào hóa đơn điện của các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Đánh giá về động thái chưa từng thấy trên của AEMO, chuyên gia năng lượng của Đại học Melbourne, Dylan McConnell, cho biết, giá điện thấp hơn chi phí phát điện là điều mà không ai nghĩ tới.Một loạt các yếu tố đã dẫn đến “tình huống chưa từng có” nói trên, bao gồm giá hàng hóa cơ bản tăng cao do xung đột quốc tế, thời tiết lạnh giá, nhiều nhà máy điện than ngừng hoạt động, và cuối cùng là cơ chế ấn định giá.
Trong khi đó, giám đốc năng lượng của Viện Grattan, ông Tony Wood, cho biết thêm, nguồn cung khí đốt thắt chặt và giá khí đốt đắt đỏ cũng góp phần gây “thảm họa” cho thị trường điện.
Chuyên gia này nói thêm, đề xuất Australia cần xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới để có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai là không hợp lý vì các nhà máy này sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi các loại năng lượng tái tạo rẻ hơn. Vào hôm 16/6, một ngày sau khi đưa ra quyết định hành chính can thiệp thị trường điện, AMEO thông báo đã có “những cải thiện đáng kể” trong hoạt động lưới điện ở Australia, trong khi Bộ trưởng Năng lượng Australia, Chris Bowen đảm bảo với người dân rằng sẽ không bị cắt điện trong những ngày mùa Đông tới./.- Từ khóa :
- australia
- than đá
- nhiệt than
- xung đột Nga Ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Australia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ và kinh doanh
16:31' - 16/06/2022
Australia sẵn sàng mời các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội mới về năng lượng mới cũng như hợp tác chuyển giao công nghệ. Các chương trình hợp tác sẽ giúp củng cố thương mại đầu tư giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Australia duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần 50 năm
14:58' - 16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tỷ lệ thất nghiệp của Australia trong tháng 5/2022 duy trì ổn định ở ngưỡng 3,9%, mức thấp nhất trong gần 50 năm qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia chính thức cam kết giảm 43% lượng khí thải vào năm 2030
09:35' - 16/06/2022
Chính phủ Australia hôm 16/6 chính thức cam kết với Liên hợp quốc (LHQ) sẽ theo đuổi mục tiêu giảm phát thải tham vọng là giảm 43% lượng khí thải vào năm 2030 và không phát thải ròng vào năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34' - 25/11/2024
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.