Thổ Nhĩ Kỳ rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá săm, lốp xe đạp và xe máy
Cụ thể, sản phẩm được yêu cầu rà soát là săm, lốp xe đạp được phân loại theo mã: 4011.50.00.00.00, 4013.20.00.00.00 và 8714.99.90.00.00 có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Sri Lanka.
Ngoài ra, sản phẩm săm, lốp xe máy được phân loại theo mã 4011.44, 4013.90.00.00.11 và 8714.10.30.00.00 xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) cũng được yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá trong đợt này. Theo Cục Phòng vệ thương mại, hai vụ việc đều được khởi xướng điều tra lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần rà soát, nguyên đơn tiếp tục cáo buộc có sự tiếp diễn hành vi bán phá giá gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Hiện nay, DGI đã xác nhận các đơn yêu cầu rà soát đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp quyết định khởi xướng rà soát biện pháp chống bán phá giá, DGI sẽ công bố công khai trên Công báo quốc gia, kèm theo đơn yêu cầu và các bản câu hỏi điều tra. Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Cao su Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan kịp thời liên lạc, phối hợp với Cục. Từ đó, chủ động nắm bắt thông tin và chuẩn bị phương án ứng phó kịp thời trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ chính thức khởi xướng rà soát cuối kỳ./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Gia hạn điều tra chống bán phá giá đường lỏng xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
17:00' - 30/06/2021
Để có thêm thời gian xem xét, Bộ Công Thương đã gia hạn điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc thêm 6 tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20'
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26'
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
-
DN cần biết
Công ty Nhật Bản đánh giá cao lợi thế của Việt Nam trong khu vực
22:07' - 18/11/2024
Phó Tổng Giám đốc THK cho biết Việt Nam có sức phát triển to lớn, đây là yếu tố đầu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.