Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung khó đạt trước hạn chót 1/3/2019?
Ngày 9/12, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer - người phụ trách đàm phán thương mại với Trung Quốc, cho rằng thời điểm 1/3/2019 là thời hạn chót đầy khó khăn để đạt được thỏa thuận nhằm ngăn chặn một cuộc chiến thương mại lan rộng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này.
Trả lời phỏng vấn trong chương trình "Face the Nation" của đài CBS, ông Lighthizer đã bày tỏ lo ngại rằng đây là một thời hạn chót đầy khó khăn. Đại diện thương mại Mỹ nhấn mạnh: "Khi tôi nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông ấy không nói về việc vượt qua thời hạn ngày 1/3... Điều này có nghĩa là kết thúc 90 ngày, những mức thuế nhập khẩu đó sẽ được đưa ra".
Phát biểu trên của Đại diện thương mại Mỹ đã dập tắt những mong đợi cho rằng giai đoạn đàm phán thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ được kéo dài.
Cách đây 2 ngày, bất chấp những căng thẳng xung quanh vụ bắt giữ Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính (CFO) tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc Mạnh Vãn Chu, Tổng thống Trump vẫn bày tỏ sự lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Hôm 7/12, Tổng thống Trump viết trên tài khoản Twitter: "Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt đẹp". Tuy nhiên, ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết trong bối cảnh các công ty lớn đang lo ngại vụ bắt giữ lãnh đạo hàng đầu của Huawei có thể tác động tiêu cực tới quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.
Trước đó, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở thủ đô Buenos Aires của Argentina ngày 1/12, Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được một "thỏa thuận đình chiến thương mại" nhằm hóa giải cuộc tranh chấp thương mại căng thẳng giữa hai nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Theo đó, hai bên đã nhất trí hoãn áp thuế bổ sung trong khi hai nước tiến hành đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại trong vòng 90 ngày. Phía Mỹ sẽ hoãn tăng thuế từ mức10% hiện nay lên 25% đối với gói hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc.
Đổi lại, Trung Quốc đồng ý mua một lượng lớn các mặt hàng nông sản, năng lượng và các sản phẩm khác của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại, đồng thời giảm và dỡ bỏ thuế đánh vào mặt hàng ôtô nhập khẩu từ Mỹ xuống dưới mức 40% hiện nay.
Tuy nhiên, "ngọn lửa" căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung vốn lúc nào cũng âm ỉ chực chờ bùng cháy lại tiếp tục bị "đổ thêm dầu" khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ.
Nữ CFO này đã bị cảnh sát Canada bắt giữ tại thành phố Vancouver hôm 1/12 khi đang quá cảnh tại sân bay và đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ với cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Giới quan sát nhận định vụ việc không chỉ khoét sâu bất đồng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới trong các vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng, mà còn có nguy cơ đẩy "cuộc đối đầu" Trung Quốc-Mỹ ngày càng đi xa./.
>>> Mỹ - Trung không chỉ đơn thuần đối đầu nhau về thương mại? (Phần 2)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WTO trong bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu (Phần 2)
05:30' - 10/12/2018
Chính sách ngoại giao đơn phương và đe dọa rút khỏi WTO mà Mỹ hiện áp dụng đã khiến nhiều nền kinh tế lớn phải tiến hành cải cách để vừa lòng Mỹ và cứu tổ chức này.
-
Hàng hoá
Mỹ chi 10 triệu USD mua hơn 450.000 thùng nho tươi của bang California
14:16' - 09/12/2018
Đây là một chương trình của USDA nhằm hỗ trợ cho những người nông dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ từ đầu năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này