Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV
Buổi sáng, lúc 7 giờ 30, dưới sự chủ trì điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên trù bị, nghe: (1) Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua chương trình Kỳ họp, kết quả như sau: có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,10% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 458 đại biểu tán thành (bằng 92,90% tổng số đại biểu Quốc hội); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,20% tổng số đại biểu Quốc hội); (2) Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.
8 giờ, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Quốc hội làm lễ chào cờ. Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự Kỳ họp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp. Phiên khai mạc có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Hà Nội.Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại phiên thảo luận đã có 29 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận, trong đó các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều chính sách như: Phương pháp định giá đất; Phân loại đất; Nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai; Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai; Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai; Quyền của công dân đối với đất đai; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất do Nhà nước cho thuê đất thu tiền hằng năm; Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Điều kiện bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm; Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập và việc tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư; Bố trí tái định cư; Quỹ phát triển đất; Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; Sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất; Giải quyết đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền; Sử dụng đất để chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn; Hòa giải tranh chấp đất đai; Tiếp nhận và xử lý vi phạm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức làm công tác địa chính cấp xã; Các trường hợp thu hồi đất; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Quy định chuyển tiếp; Hiệu lực thi hành.
Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).Tại phiên thảo luận đã có 14 đại biểu phát biểu, trong đó các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về: Sử dụng thuật ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng; Bảo mật thông tin; Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng; Thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách; Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép; Tổ chức, quản trị điều hành của tổ chức tín dụng (những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát; tỷ lệ sở hữu cổ phần); Can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Hoạt động của tổ chức tín dụng, chi ngành ngân hàng nước ngoài (nghiệp vụ ủy thác và đại lý, giao đại lý của ngân hàng thương mại); Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (về giới hạn cấp tín dụng; quyền, nghĩa vụ của công ty kiểm soát); Tài chính, hạch toán, báo cáo (dự phòng rủi ro); Kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng (điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ); Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt; Chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng; Điều khoản thi hành.
Kết thúc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Thứ ba, ngày 16/1/2024, buổi sáng, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn; sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung trên.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
19:36' - 15/01/2024
Nhiều đại biểu Quốc hội kỳ vọng các Luật và Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này sẽ là động lực quan trọng, cần thiết để hỗ trợ Chính phủ trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV
09:10' - 15/01/2024
Sáng 15/1/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Mỹ nhất trí về dự luật ngân sách tạm thời ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa
09:04' - 14/01/2024
Theo Politico, CNN và Punchbowl, các nhà lãnh đạo tại Quốc hội Mỹ đã đồng ý về một "nghị quyết tiếp tục" (CR) cấp ngân sách ngắn hạn cho chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV vào ngày mai 15/1
09:02' - 14/01/2024
Ngày 15/1/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.