Thống đốc NHNN giải trình về phối hợp điều hành chính sách tiền tệ
Tại phiên họp chiều 29/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã giải trình, làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô.
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, ngay từ đầu nhiệm kỳ, theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội là củng cố ổn định nền tảng vĩ mô, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành tăng cường công tác phối hợp.Công tác phối hợp không chỉ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính mà còn giữa các bộ, ngành thông qua hình thức là tại các phiên họp, các thành viên Chính phủ thường xuyên thảo luận, bàn bạc rất kỹ.
Bên cạnh đó, Chính phủ có Tổ công tác điều hành vĩ mô do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng, ngoài ra còn có Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tổ công tác tổ chức họp định kỳ và bàn bạc những vấn đề rất cụ thể trong công tác hoạch định và điều hành chính sách.
Trong công tác quản lý giá, Ban Chỉ đạo về điều hành giá do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban thường xuyên họp và phối hợp trong việc cung cấp thông tin liên quan đến công tác hoạch định, điều hành chính sách của các bộ.Nhờ sự phối hợp chặt chẽ này, thời gian qua, hiệu quả công tác điều hành, hoạch định chính sách đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa đã đạt được kết quả tốt.
Về kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong hoạch định và điều hành, nhờ đó, chính sách tiền tệ giữ được sự ổn định; lạm phát cơ bản ở mức thấp. Cụ thể, lạm phát cơ bản năm 2016 bình quân ở mức 1,83%; năm 2017 ở mức 1,14% và 9 tháng 2018 ở mức 1,41%.Việc điều hành ổn định và hiệu quả của chính sách tiền tệ tạo dư địa để các bộ, ngành trong đó có Bộ Tài chính điều hành mặt hàng quản lý giá, giữ được mục tiêu lạm phát các năm dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.
Trong điều hành vĩ mô, thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính đã trao đổi rất chặt chẽ, điều tiết lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước về Ngân hàng Nhà nước để giữ ổn định thanh khoản, ổn định lãi suất, không gây sức ép lên thị trường tiền tệ. Qua đó, việc giữ ổn định nền tảng vĩ mô đạt hiệu quả cao. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ rất lớn. Việc phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vừa giữ được ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ, đảm bảo nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ và gia tăng được kỳ hạn phát hành, thời gian phát hành dài hơn, lãi suất của các kỳ hạn giảm. Chẳng hạn, lãi suất kỳ hạn phát hành trái phiếu 5 năm của năm 2018 giảm được 2,83% so với năm 2016; kỳ hạn 10 năm giảm 2,1%; kỳ hạn 15 năm giảm 2,8%; kỳ hạn 20 năm giảm 2,58%; kỳ hạn 30 năm giảm được xấp xỉ 2,6%. Trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương điều hành chính sách tỷ giá ổn định theo mục tiêu xuyên suốt là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.Trên cơ sở đó, ổn định được nghĩa vụ nợ nước ngoài của ngân sách, ổn định cán cân thanh toán xuất nhập khẩu, kiều hối và kiểm soát lạm phát, tạo lập, củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. “Chúng ta giữ được tỷ giá ổn định, thị trường ngoại hối xuyên suốt, giảm áp lực nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của ngân sách Nhà nước”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.
Đối với hoạt động của thị trường chứng khoán, các bộ, ngành thường xuyên phối hợp với nhau trong điều hành tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt tín dụng vào thị trường chứng khoán, không gây ra biến động trên thị trường, nhưng vẫn giữ được sự ổn định của các dòng vốn.Khi thị trường có diễn biến đột xuất, lãnh đạo các bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kịp thời công bố thông tin, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, giảm bất ổn không đáng có.
Khi làm việc với các tổ chức quốc tế, các bộ và Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin định kỳ, kỹ lưỡng, minh bạch, tạo điều kiện cho các tổ chức đánh giá khách quan, chính xác về tình hình kinh tế vĩ mô, củng cố lòng tin nhà đầu tư. Trong thời gian tới, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, các bộ, ngành trong đó có Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để kiểm soát, đảm bảo giữ được mục tiêu lạm phát ở mức Quốc hội thông qua; quản lý tốt tiền gửi ở hệ thống ngân hàng để giữ ổn định lãi suất; giảm nghĩa vụ nợ cho ngân sách nhà nước; tính toán thời điểm phát hành trái phiếu phù hợp, không gây áp lực lên thị trường tiền tệ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 10/2019 sẽ báo cáo Quốc hội về Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
16:11' - 29/10/2018
Bộ GTVT đã tiến hành tổ chức đấu thầu quốc tế, lập dự án tổng thể giai đoạn 1 cho Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, tháng 6/2018 đã ký hợp đồng chính thức lập dự án với liên danh 5 nhà thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nguyên nhân thu ngân sách từ thuế, phí giảm
13:59' - 29/10/2018
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân thu ngân sách từ thuế, phí giảm đồng thời kiến nghị các bộ, ngành thực hiện nghiêm kỷ luật về ngân sách, tăng chi cho lĩnh vực y tế...
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội sẽ chất vấn và trả lời chất vấn trong 3 ngày tới
11:53' - 29/10/2018
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, trong ba ngày 30-31/10 và 1/11, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57'
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 2 : Hội tụ sức mạnh của đoàn kết
13:24'
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 1: Tiên phong mở lối
13:23'
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang không ngừng nỗ lực “vì cả nước, cùng cả nước” để mãi xứng danh “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
CT Group đưa vào hoạt động Trung tâm đổi mới sáng tạo
12:40'
Tập đoàn CT Group vừa khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo (CT Innovation Hub) tại TP. Hồ Chí Minh.