Thông qua cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Sáng 18/1, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội nghe Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K'đăm trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, ngày 16/1/2024, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về “dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”, có 119 ý kiến phát biểu tại tổ và 8 ý kiến phát biểu tại hội trường.
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết, tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của nghị quyết; hồ sơ bảo đảm theo quy định của pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này. Đồng thời, các đại biểu cũng đã góp ý thêm để hoàn thiện dự thảo nghị quyết.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình về 8 vấn đề lớn, gồm: Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm; điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; sử dụng ngân sách Nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa cho hoạt động phát triển sản xuất; quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; hiệu lực thi hành.
Dự thảo nghị quyết được Quốc hội thông qua bằng hình thức bấm nút điện tử, với 455 đại biểu tán thành, chiếm 92,29% tổng số đại biểu Quốc hội.
Bổ sung 2.526,16 tỷ đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về việc sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách Trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, ngày 16/1/2024, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và tại hội trường về nội dung này. Có 42 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại tổ và hội trường. Hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và dự thảo nghị quyết.
Sau khi nghe báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bằng hình thức bấm nút điện tử với 466 đại biểu tán thành, đạt 94,52% tổng số đại biểu Quốc hội.
Theo đó, Quốc hội cho phép sử dụng 63.725 tỷ đồng dự phòng chung nguồn ngân sách Trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022. Cụ thể, phân bổ 33.156,987 tỷ đồng dự phòng chung nguồn ngân sách Trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Đối với số vốn còn lại 30.568,013 tỷ đồng dự kiến bố trí cho các dự án đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 nhưng chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định, Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo thẩm quyền, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; trường hợp cấp bách, giữa 2 kỳ họp Quốc hội, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Đồng thời Quốc hội quyết định sử dụng 2.526,16 tỷ đồng dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 trong tổng số vốn 37.303,015 tỷ đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 93/2023/QH15 để bổ sung cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
10:05' - 18/01/2024
Sáng 18/1, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với 450/477 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 91,28% tổng số đại biểu).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
09:41' - 18/01/2024
Sáng 18/1, với 432/477 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,63% tổng số đại biểu), Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 260 điều.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp
13:00'
Với mong muốn tạo môi trường cởi mở với tinh thần cầu thị, gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh đã chọn 1 ngày trong tháng là ngày doanh nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẳng định vai trò thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
12:58'
Kinh tế nhà nước luôn khẳng định vai trò, sứ mệnh giữ định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường, phát huy vai trò trong phát triển các lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước như chiến dịch
11:38'
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước tổ chức như chiến dịch để thúc đẩy đạt mục tiêu, với tất cả tâm, đức của mình vì người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông
11:20'
Ngày 10/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện số gửi các bộ ngành và địa phương liên quan về việc ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sớm hơn 5 năm
10:00'
Cả nước quyết tâm phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu: hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu ban đầu đề.
-
Kinh tế Việt Nam
Thích ứng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal
09:54'
Theo các chuyên gia, thị trường Halal với quy mô khổng lồ và nhu cầu ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4 của Quốc hội: Trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:49'
Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 11-13/11/2024) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó điểm nhấn nổi bật là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa sản phẩm truyền thống vào siêu thị
19:55' - 09/11/2024
Chương trình kết nối giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống của Cố đô Huế với siêu thị ở thị trường tiêu dùng rộng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh mang lại nhiều kết quả thiết thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại: Tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD
19:24' - 09/11/2024
Xuất khẩu thủy sản đang tự tin sẽ đạt và vượt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024.