Thông tin nổi bật ngân hàng tuần qua
Đề xuất hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến năm 2025
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất kéo dài thời hạn của Nghị quyết 42 đến ngày 15/8/2025 thay vì hạn cuối là 15/8/2022. Đồng thời, dự thảo cũng đề xuất Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42.
Trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã đạt kết quả tích cực. Trong đó, xử lý nợ xấu bằng hình thức khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ tổ chức tín dụng, hạn chế tình trạng chủ tài sản cố ý chây ỳ, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý. Các biện pháp, chính sách tại Nghị quyết số 42 đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, các cơ quan hữu quan với tổ chức tín dụng trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần thúc đẩy việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.SHB nới room ngoại lên 30%Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tối đa của mã chứng khoán SHB từ 10% lên 30%. Thời gian điều chỉnh là ngày 4/3.Trước đó, vào tháng 8, SHB đã tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10% nhằm thực hiện phương án chào bán, phát hành chứng khoán đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 thông qua.
Trong đợt phát hành gần nhất, SHB đã chào bán thành công hơn 539 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó nâng vốn điều lệ lên mức hơn 26.674 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng cũng đã hoàn tất phát hành hơn 202 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 theo tỷ lệ 10,5%.MB được dự báo lợi nhuận chạm mốc 1 tỷ USD trong năm 2022Trong báo cáo phân tích mới đây, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2022.Theo đó, SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế của MB sẽ tăng 35%, đạt 22.300 tỷ đồng. Đồng thời, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trung bình cả năm sẽ ở quanh mức 42-44%; Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có thể đạt 26,3% - mức cao thứ 2 toàn hệ thống và cao nhất trong số các ngân hàng có quy mô tương đương.
Theo cập nhật của SSI Research, MB duy trì đà tăng trưởng tốt 2 tháng đầu năm nay với tín dụng tăng 6% và lợi nhuận ngân hàng mẹ đạt 3.500 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất năm 2022 của VPBank có thể đạt 19.826 tỷ đồngBáo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính lợi nhuận hợp nhất năm 2022 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có thể đạt 19.826 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ là 19.013 tỷ đồng (giảm 50% hay tăng 36% nếu xét trên lợi nhuận cốt lõi) và của FE Credit là 2.167 tỷ đồng, tăng 255% so với cùng kỳ.Nếu tính riêng quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có thể tăng trưởng khoảng 15-20% so với cùng kỳ.
Sang quý II/2022, ngân hàng có thể ghi nhận tăng trưởng âm trên nền cao cùng kỳ (nhờ thu nhập từ kinh doanh chứng khoán). Điểm rơi tăng trưởng lợi nhuận có thể đến trong nửa cuối năm 2022.Nhiều ngân hàng chốt lịch đại hội đồng cổ đông thường niênNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán: CTG) cho biết sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến vào thứ Sáu, ngày 29/4/2022. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 là ngày 30/3.Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB) đã công bố rời lịch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên đến ngày 29/4 thay vì ngày 8/4 theo dự kiến ban đầu vì lí do dịch bệnh. Ngày đăng ký cuối cùng vì thế cũng rời xuống ngày 28/3 thay vì ngày 4/3 như ban đầu.
Cùng vào ngày 29/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID) cũng sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Ngày đăng ký cuối cùng để tham dự đại hội là ngày 22/3 và ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 21/3.Ngay đầu tháng 4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) cùng dự kiến tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 7/4. Ngày chốt danh sách cổ đông tham dự là ngày 4/3.Tiếp sau đó là đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB, mã chứng khoán: SHB) dự kiến tổ chức vào 13h30 ngày 20/4 tại Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là ngày 15/3 và ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là ngày 14/3.Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) dự kiến tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 22/4. Đáng chú ý, ngân hàng này dự kiến tổ chức đại hội theo hình thức trực tuyến và áp dụng phiếu biểu quyết điện tử. Điểm cầu chính được tổ chức tại Nhà hát Tp. Hồ Chí Minh.Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB, mã chứng khoán: OCB) chốt tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay vào ngày 23/4. Thời gian chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội là ngày 24/3, ngày không hưởng quyền tương ứng là ngày 23/3.Ngày 25/4 dự kiến là lịch đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán: MBB) tại Hà Nội. Ngày chốt danh sách tham dự đại hội là 25/3.Đáng chú ý, vào ngày 16/3 tới đây, dự kiến sẽ diễn ra đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán: VIB). Đây là đại hội sớm nhất trong ngành ngân hàng năm nay và cũng là đại hội duy nhất tính đến thời điểm này đã công bố tài liệu họp đến với cổ đông./.>>>Ngân hàng rầm rộ “bắt tay” với công ty chứng khoán
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
22:30' - 12/03/2022
Hơn hai phần ba (68%) doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên toàn cầu đã không thể đảm bảo có đủ hoặc có bất kỳ khoản vay nào ít nhất một hoặc nhiều lần trong 05 năm qua.
-
Ngân hàng
Triển khai các sản phẩm thẻ, dịch vụ ngân hàng theo hướng số hoá
16:11' - 11/03/2022
Trong thời gian tới, các tổ chức phát hành thẻ đẩy mạnh truyền thông rộng rãi cho các khách hàng về thông tin, quy trình phát hành của các dòng thẻ tín dụng nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 18/7: Điều chỉnh nhẹ với đồng USD và NDT
08:59' - 18/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank giảm nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch xuống còn 25.970 - 26.330 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/7: Giá USD tăng nhẹ
08:33' - 17/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng tiếp tục tăng nhẹ thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch, niêm yết ở mức 25.980 - 26.340 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Barclays bị phạt 42 triệu bảng do không kiểm soát rửa tiền
17:28' - 16/07/2025
Cơ quan Quản lý tài chính Anh (FCA) đã phạt ngân hàng Barclays 42 triệu bảng (56,23 triệu USD) vì không quản lý đúng mức các rủi ro rửa tiền trong hai trường hợp.
-
Ngân hàng
Bắt tay cùng FIDT, VPBankS nâng tầm giải pháp quản lý tài sản tại Việt Nam
11:28' - 16/07/2025
VPBankS và FIDT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các giải pháp tài chính cá nhân chuyên sâu.
-
Ngân hàng
Tổng thống Trump tăng sức ép lên Chủ tịch Fed
10:29' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent có thể là một ứng cử viên để thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 16/7: Giá USD và NDT điều chỉnh trái chiều
09:11' - 16/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng nhích tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch, lên thành 25.960 - 26.320 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh
08:11' - 16/07/2025
Đẩy mạnh kinh tế số, tăng cường hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang trở thành lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 15/7: Giá USD và NDT tiếp đà tăng
08:37' - 15/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25' - 14/07/2025
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.