Thông tư 03/2021/TT-NHNN: “Dễ thở” hơn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp
Các chuyên gia cho rằng, việc ban hành Thông tư 03 sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi kinh doanh, cũng như giảm áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại.
Bổ sung và mở rộng các điều kiện để cơ cấu lại khoản nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí và giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Thông tư 03 sẽ có hiệu lực từ ngày 17/5/2021.Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Chuyên viên Phân tích, Khối Phân tích, Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT) cho biết, tại Thông tư 03, NHNN đã bổ sung thêm các điều kiện để cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tái cơ cấu các khoản nợ còn lại đến hạn.Cụ thể, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến hết năm 2021. Trước đó, Thông tư 01/2020 chỉ cho phép tái cơ cấu với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ từ 23/1/2020 đến sau 3 tháng từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch.
Ngoài ra, NHNN vẫn giữ nguyên quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện đến ngày 31/12/2021. Chuyên gia của VNDIRECT cũng cho biết, đối với việc phân loại nợ, Thông tư 03 quy định số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại, không phải áp dụng nguyên tắc phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định. Tuy nhiên, để tránh một cú sốc lợi nhuận diễn ra tại thời điểm kết thúc thời hạn tái cơ cấu, các ngân hàng sẽ phải bắt đầu trích lập dự phòng căn cứ vào bản chất của các khoản nợ đó. Cụ thể, theo nội dung sửa đổi, số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung là số tiền chênh lệch giữa: dự phòng cụ thể phải trích lập đối với toàn bộ dư nợ khách hàng nếu không tái cơ cấu và số trích lập trên dư nợ được cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tỷ lệ trích lập này sẽ phải đạt tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung, muộn nhất ngày 31/12/2021 và tăng lên tối thiểu 60% và 100% lần lượt tại cuối năm 2022 và 2023.“Chủ nợ và người đi vay” – “lợi cả đôi đường”Bà Nguyễn Thị Phương Thanh cho rằng, việc ban hành Thông tư 03 sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi kinh doanh, cũng như giảm áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại.Theo đó, đối với phía doanh nghiệp, việc bổ sung thêm các điều kiện để cho phép tái cơ cấu các khoản nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất, khi các khoản vay được xếp vào diện được cơ cấu sẽ được gia hạn về thời gian trả nợ, làm giảm bớt áp lực chi phí tài chính lên doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19. Còn đối với phía ngân hàng thương mại, việc sửa đổi tại Thông tư 03 sẽ có nhiều tác động tích cực trong ngắn và dài hạn. Chuyên gia VNDIRECT cho rằng, danh mục nợ tái cơ cấu của các ngân hàng có thể tăng nhẹ trong năm 2021, do điều kiện để cho phép các khoản nợ tái cơ cấu được mở rộng; tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến lợi suất tài sản của các ngân hàng là không đáng kể. “Thực tế cho thấy, từ cuối năm 2020, nhiều ngân hàng thương mại đã dừng mở rộng danh mục nợ được tái cơ cấu do những lo ngại về quy định thời gian của Thông tư 01 trước đó. Cụ thể, theo số liệu của NHNN, đến giữa tháng 11/2020 các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng trên 341.800 tỷ đồng dư nợ, không tăng nhiều so với con số 321.000 tỷ đồng đã thống kê vào giữa tháng 9” – bà Phương Thanh phân tích thêm. Chuyên gia của VNDIRECT còn cho biết, việc bổ sung quy định phân bổ trích lập dự phòng nợ xấu dần trong 3 năm sẽ giảm bớt chi phí dự phòng cho ngân hàng, đặc biệt trong năm 2021. Thông tư 01 hiện mới quy định các tổ chức tín dụng sẽ phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng theo thời hạn đã được cơ cấu, có nghĩa các tổ chức tín dụng sẽ phải thực hiện trích lập như thông thường khi các khoản nợ tái cơ cấu hết thời hạn.Điều này tạo nên áp lực chi phí dự phòng cực lớn cho các ngân hàng thương mại có số dư nợ tái cơ cấu lớn vào thời điểm các khoản nợ hết được gia hạn trả nợ lãi (cụ thể là trong năm 2021 theo lộ trình).
Tuy nhiên, “với việc giãn bớt lộ trình trích lập dự phòng, chúng tôi kỳ vọng chi phí dự phòng của các ngân hàng sẽ không tăng quá mạnh trong năm 2021, từ đó giúp các ngân hàng thương mại có dư địa cho thu nhập giữ lại để hỗ trợ tăng cường an toàn vốn, và thúc đẩy cho vay phục vụ kinh doanh sản xuất” – bà Nguyễn Thị Phương Thanh chia sẻ.
Tái cơ cấu nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốnĐối với phía ngân hàng thương mại, việc sửa đổi tại Thông tư 03 sẽ có nhiều tác động tích cực trong ngắn và dài hạn. Còn đối với phía doanh nghiệp, việc bổ sung thêm các điều kiện để cho phép tái cơ cấu các khoản nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất, khi các khoản vay được xếp vào diện được cơ cấu sẽ được gia hạn về thời gian trả nợ, làm giảm bớt áp lực chi phí tài chính lên doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19.
>>Giải ngân vốn đầu tư công của hầu hết các bộ, cơ quan Trung ương đạt dưới 10%
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Mặt bằng lãi suất thấp, dòng tiền đang chảy về đâu?
16:34' - 09/04/2021
Từ đầu tháng 3/2021 đến nay, một số ngân hàng bắt đầu có động thái tăng lãi suất huy động sau một thời gian dài điều chỉnh giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
SCB ghi nhận lãi trước thuế tăng gấp 12 lần trong quý I
20:22' - 07/04/2021
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2021 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực; trong đó lợi nhuận trước thuế tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Phân tích doanh nghiệp
Vì sao cổ phiếu “vua” dậy sóng?
11:15' - 06/04/2021
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hiện chiếm khoảng 1/4 tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó, sự vượt trội về giá của nhóm cổ phiếu này đã giúp thúc đẩy toàn bộ thị trường chứng khoán tăng lên.
-
Ngân hàng
SeABank lên kế hoạch tăng mạnh lợi nhuận đến 40%, sửa đổi vốn điều lệ
10:35' - 06/04/2021
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đặt mục tiêu lợi nhuận trước và sau thuế năm 2021 đạt lần lượt 2.414 tỷ đồng và 1.931 tỷ đồng, tăng trưởng tới 39,6% và 42% so với năm trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14'
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hải quan dừng tiếp nhận tờ khai từ 22 giờ ngày 30/6 đến 5 giờ ngày 1/7
21:55' - 28/06/2025
Để chuẩn bị triển khai hệ thống mới, Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan trong thời gian nói trên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed: Các ngân hàng lớn của Mỹ đủ sức trụ vững trước suy thoái
16:19' - 28/06/2025
Theo Fed, các ngân hàng đã vượt qua bài sát hạch với mức độ vốn vững chắc, kể cả khi chịu thiệt hại giả định lên tới hơn 550 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU tăng cường vùng đệm tài chính cho các ngân hàng nhỏ
07:45' - 28/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về quy định nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm liên kết lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia thành viên.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất
21:46' - 27/06/2025
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha tăng nhẹ trong tháng 6/2025, làm dấy lên đồn đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính
21:45' - 27/06/2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Công điện số 98/CĐ-TTg về việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính.