Thủ đô Hà Nội hành động với khát vọng tăng trưởng kinh tế 2 con số
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã phát đi thông điệp để phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu phát triển, nhiệm vụ và giải pháp đột phá của ngành, lĩnh vực, địa bàn của mỗi đơn vị phụ trách trong năm 2025 và 5 năm 2026 - 2030. UBND thành phố cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ đột phá để đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Sớm bắt tay hành động
Mục tiêu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa gửi tới các ngành, địa phương là thi đua phấn đấu và luôn thể hiện được khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, sức làm việc năng động, sáng tạo, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của Thủ đô, của vùng và cùng cả nước bước vào “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Một mục tiêu nữa mà thành phố mong muốn là các ngành, các cấp hành động theo xu thế phát triển của thời đại, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
Về chỉ tiêu, Sở Kế hoạch Đầu tư đề nghị mỗi ngành, quận huyện đề xuất ít nhất 05 chỉ tiêu chủ yếu thể hiện mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Chỉ tiêu năm 2025, các đơn vị, địa phương xây dựng chỉ tiêu để hoàn thành mục tiêu GRDP tăng từ 6,5% trở lên và các kịch bản tăng 8%, tăng 10% trở lên.
Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cũng đề nghị các ngành, địa phương đề xuất chỉ tiêu 5 năm 2026 - 2030 phải rõ căn cứ, nội hàm, phương pháp tính, phân tổ, phân kỳ, cơ quan chủ trì tính toán; rõ hiện trạng chỉ tiêu (kết quả 2021- 2023, ước 2024, dự kiến 2025); có thể so sánh được với các tỉnh, thành phố, thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; xây dựng chỉ tiêu để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 2 con số và nêu luận cứ, điều kiện để hoàn thành chỉ tiêu, phân kỳ thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm.
Về giải pháp, ngành, quận huyện xây dựng phương án, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực; đề xuất nguồn lực để thực hiện; trong đó, nguồn nhân lực, tổ chức, bộ máy; nguồn vốn đầu tư công; thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, đề xuất danh mục chương trình, đề án, dự án đầu tư và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện, gồm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện mỗi chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Tinh thần đổi mới sáng tạo
UBND thành phố Hà Nội đang thực hiện tăng tốc trong những ngày đầu năm với tinh thần đổi mới, sáng tạo. Thành phố cũng đi đầu cả nước về chuyển đổi số một cách toàn diện toàn diện. Thời gian tới tiếp tục tập trung đầu tư vào công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như tài chính, thương mại, sản xuất, và dịch vụ công. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0.
Thành phố nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, và công nghiệp sáng tạo. Phát triển các cụm công nghiệp chuyên biệt gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các startup tiếp cận vốn, công nghệ, và thị trường.
Thành phố cũng đang tập trung cao cho các công trình, dự án xây dựng, giao thông trọng điểm. Đẩy mạnh đầu tư vào các dự án giao thông lớn như vành đai 1, vành đai 2,5, vành đai 4, các dự án metro, các tuyến giao thông kết nối với các tỉnh lân cận.
Thành phố sẽ chú trọng và thúc đẩy đầu tư và phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn FDI, ưu tiên các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, và sử dụng công nghệ hiện đại. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đưa ra chính sách tài chính, pháp lý và thị trường để SME phát triển và mở rộng. Đặc biệt, hiện nay thành phố đang đi đầu thí điểm mô hình cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp ủy quyền đã thu lại nhiều hiệu quả thiết thực. Tới đây thành phố tiếp tục đơn giản hóa các quy trình, nâng cao tính minh bạch và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thành phố phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo và nâng cao kỹ năng, kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, và doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế số và công nghiệp sáng tạo. Song song là thu hút nhân tài, xây dựng chính sách ưu đãi để thu hút chuyên gia, nhân tài trong và ngoài nước đến làm việc tại Hà Nội.
Thành phố cũng đang xây dựng kế hoạch riêng để thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm giao cho Ban Thường vụ Thành ủy là quan tâm có các giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trương, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, không khí, rác thác. Đây là vấn đề đang khá nan giải và cấp bách của Thủ đô.
Vì vậy, Hà Nội sẽ quan tâm tới chuyển đổi xanh, đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, giảm khí thải carbon và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Quản lý đô thị bền vững, nâng cao chất lượng không khí, xử lý rác thải và nước thải, đồng thời duy trì các không gian xanh trong đô thị. Tập trung cao độ để xử lý sạch nguồn nước sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, phát triển kinh tế, du lịch ven hai bên dòng sông trong năm 2025.
Hà Nội cũng sẽ triển khai cụ thể các nội dung là tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô; ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá mạnh hơn nữa về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ và hiện đại.
Năm 2025, UBND thành phố Hà Nội dự kiến triển khai 380 nội dung công việc, đề án; trong đó, các nội dung được xem xét, thông qua tại các phiên họp tập thể UBND thành phố hàng tháng hoặc gửi phiếu xin ý kiến các thành viên theo Quy chế trong năm 2025 là 175 nội dung. Các nội dung báo cáo Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố xem xét, chỉ đạo, thông qua trong năm 2025 là 205 nội dung.
UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2025 "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển" và phương châm 3 "rõ": Rõ quy trình giải quyết, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc; rõ thẩm quyền, trách nhiệm; rõ kết quả kiểm tra, đôn đốc, xử lý người đứng đầu trong thực thi công vụ gắn với việc quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội.
Cùng đó, UBND TP Hà Nội cũng sẽ đổi mới tư duy, phương pháp xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và quản lý, điều hành theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển; bám sát thực tiễn, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.
UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ thường xuyên kiểm điểm tiến độ, đôn đốc việc triển khai thực hiện chương trình công tác năm 2025. Cùng với đó là tiếp tục nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành trong việc xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động triển khai các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, các nghị quyết của HĐND thành phố; tập trung triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch Thủ đô và các cơ chế chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đặt chỉ tiêu tăng trưởng cao
Năm 2024, GRDP của Thủ đô đạt 6,52%, tăng cao hơn cùng kỳ năm trước (6,27%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt 500.000 tỷ đồng, là mức thu cao nhất từ trước đến nay; trong đó, thu nội địa đứng đầu cả nước.
Năm 2025 thành phố đề ra 3 phương án tăng trưởng gồm, phương án 1 tăng 6,5%; phương án 2 tăng 8%; phương án 3 tăng 10%. Thành phố Hà Nội cũng đã đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng 5 năm 2026-2030, dự kiến 2 kịch bản như sau: phương án 1: GRDP tăng 8,0-8,5% (GDP cả nước tăng 7,5-8,5%); vốn đầu tư phát triển cần 4,26 - 4,40 triệu tỷ đồng.
Phương án 2: GRDP tăng 10,5 - 11% (GDP cả nước tăng khoảng 10%); Vốn đầu tư phát triển cần 4,86-5,0 triệu tỷ đồng. Thành phố phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số theo Phương án 2.
Để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 10,5 - 11% thành phố đang cần sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các cấp, các ngành, một mặt tiếp tục phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); mặt khác khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.
Để huy động vốn đầu tư xã hội 4,86-5 triệu tỷ đồng (gấp 2 lần giai đoạn 2021-2025) các cấp, các ngành cần nỗ lực vượt bậc nhằm: chuẩn bị tốt nhất các điều kiện và sẵn sàng về hạ tầng để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước; tạo các không gian phát triển mới.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Có một Hà Nội tĩnh lặng sáng đầu xuân mới
15:37' - 29/01/2025
Sáng 29/1/2025 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), thay vì những tiếng còi xe, dòng người vội vã, nhộn nhịp... phố phường Hà Nội lại trở lên tĩnh lặng, trằm lắng như những ngày mừng 1 Tết hằng năm.
-
Đời sống
Hà Nội rực rỡ màn pháo hoa chào Xuân Ất Tỵ 2025
01:37' - 29/01/2025
Người dân và du khách ở Hà Nội được chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ kéo dài 15 phút chào Xuân mới Ất Tỵ tại 30 điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội
22:30' - 28/01/2025
Tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết đêm Giao thừa: Hà Nội không mưa, tiếp tục rét đậm
17:46' - 28/01/2025
Dự báo thời tiết đêm Giao thừa, Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3, rét đậm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...