Thứ trưởng Trần Duy Đông: Đã cắt bỏ, đơn giản hóa khoảng 50% số điều kiện kinh doanh
Phát biểu tại Hội thảo “Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh: Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp” tổ chức sáng 6/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Duy Đông cho biết năm 2023, Chính phủ gộp nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào Nghị quyết số 01/NQ-CP; trong đó, chú trọng 4 nhóm giải pháp trọng tâm.
Đó là cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Tiếp đến là tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cùng với đó là chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; đảm bảo không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Cuối cùng là, chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Về cải cách điều kiện kinh doanh, theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, giai đoạn 2016-2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ, ngành đã rà soát tổng thể; theo đó hầu hết các nghị định sửa đổi về điều kiện kinh doanh đã được ban hành (dưới hình thức một nghị định sửa nhiều nghị định quy định về điều kiện kinh doanh) để cắt bỏ, đơn giản hóa khoảng 50% số điều kiện kinh doanh. Đây là con số hết sức tích cực.TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM cho biết, kết quả rà soát sơ bộ về ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh trong 15 lĩnh vực. Kết quả rà soát cho thấy, chất lượng điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực đã được cải thiện.
Cụ thể, điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực được thiết kế có hệ thống, rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi; số lượng điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu minh bạch, khó tiên liệu đã giảm đáng kể so với trước năm 2017; điều kiện kinh doanh về nhân sự, cơ sở vật chất cũng được quy định rõ và giảm mức độ đáp ứng điều kiện; các yêu cầu điều kiện về phù hợp với quy hoạch hoặc có phương án, kế hoạch kinh doanh đã được cắt giảm đáng kể và các yêu cầu về vốn được bãi bỏ ở hầu hết các lĩnh vực… Từ đó, tạo xu hướng xây dựng pháp luật minh bạch. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Thảo, thời gian gần đây, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và cải cách điều kiện kinh doanh nói riêng có dấu hiệu chững lại; nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu như Chính phủ đã chỉ đạo và cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng. Ở một số lĩnh vực, rào cản điều kiện kinh doanh thậm chí còn thắt chặt hơn.Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành tổng rà soát ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh thuộc 15 lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, ngành nhằm nhận diện khó khăn của môi trường kinh doanh, trong đó có những rào cản về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh và các thủ tục hành chính liên quan.
Về danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, từ năm 2014, danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư gồm 267 ngành nghề. Sau đó, danh mục này được sửa đổi còn 243 ngành nghề (năm 2016) và còn 227 ngành, nghề (theo Luật Đầu tư 2020). Kết quả rà soát sơ bộ cho thấy số lượng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tuy giảm về hình thức nhưng nội hàm của ngành nghề mở rộng và bao trùm hơn. Thực tế, số lượng ngành nghề cụ thể có quy định về điều kiện kinh doanh tại pháp luật chuyên ngành lớn hơn nhiều con số 227 ngành nghề theo danh mục của Luật Đầu tư 2020. Ngoài ra, có một số ngành nghề được quy định tại pháp luật chuyên ngành, nhưng không thống nhất với tên quy định tại Luật Đầu tư 2020; một số ngành nghề chưa có cơ sở thuyết phục về sự cần thiết phải quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; một số ngành nghề hiện Chính phủ chưa quy định về điều kiện kinh doanh; một số ngành nghề không có trong danh mục nhưng vẫn ban hành điều kiện kinh doanh; một số ngành nghề đã được bãi bỏ khỏi danh mục của Luật Đầu tư 2020 nhưng Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh vẫn còn hiệu lực thi hành. Mặt khác, vẫn có sự không nhất quán trong xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, kết quả rà soát điều kiện kinh doanh cũng cho thấy, vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh quy định chung chung, không hợp lý, thiếu rõ ràng, khó xác định. Điều kiện kinh doanh có thể giảm về hình thức, nhưng số lượng điều kiện kinh doanh có thể không giảm bởi được dẫn chiếu bằng nhiều quy định khác nhau. Đại diện CIEM cũng cho hay, một số khó khăn nổi bật khác cũng được nhận diện, như quy định quá nhiều chứng chỉ, hạn chế phân cấp trong cấp phép hay việc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh các loại giấy phép con nhiều lần ngay cả khi không có thay đổi về nội dung ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đã được cấp phép… Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Trưởng phòng Xây dựng pháp luật, Ban Pháp chế, VCCI cho rằng, nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không có ý nghĩa và hiệu quả về quản lý nhà nước đã gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng chi phí, giảm niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp; giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh… Do vậy, đã tác động trực tiếp tới tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Để cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, CIEM cũng đưa ra đề xuất, kiến nghị đối với các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và tiếp tục đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2022 và Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2023. Cùng với đó, CIEM kiến nghị Chính phủ kiểm soát việc đề nghị bổ sung ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh mới; không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản cho đầu tư, kinh doanh khi ban hành văn bản pháp luật mới hay sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật hiện hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tham vấn, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật. Tại Hội thảo, đại diện một số hiệp hội, doanh nghiệp và chuyên gia kỳ vọng Chính phủ khôi phục chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh; chỉ đạo liên tục, nhất quán việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó có việc sửa đổi các quy định pháp lý về điều kiện kinh doanh; giải quyết kịp thời, triệt để các bất cập, khó khăn của doanh nghiệp; đồng thời tăng cường giám sát, đánh giá độc lập về kết quả thay đổi, cải cách…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Bình tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6 khu vực Đồng bằng sông Hồng
22:12' - 04/07/2023
Trong bối cảnh biến động khó lường của tình hình thế giới, khó khăn chung kinh tế trong nước, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Ninh Bình quyết liệt thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Lĩnh vực nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của Đà Nẵng?
10:45' - 04/07/2023
Thương mại và dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của thành phố Đà Nẵng trong 6 tháng qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023
12:05' - 03/07/2023
Các chuyên gia của đoàn công tác của IMF đánh giá cao sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam và kêu gọi sự phối hợp chính sách tốt hơn để ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay.
-
Doanh nghiệp
Thuế VAT giảm 2%: Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
15:09' - 01/07/2023
Ngày hôm nay 1/7, thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ chính thức giảm 2% từ 10% xuống 8% theo Nghị quyết của Quốc hội đối với nhiều mặt hàng.
-
Hàng hoá
Phạt 3 cửa hàng, đại lý vi phạm về điều kiện kinh doanh xăng dầu
14:10' - 14/06/2023
Thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 6 tiếp tục tăng cường giám sát địa bàn kiểm tra, kiểm soát thị trường; trong đó, có lĩnh vực xăng dầu đồng thời sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao của Việt Nam
21:53'
Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao trước năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội: Cần xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo
21:11'
Chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo vẫn chưa tạo động lực mạnh mẽ, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025
20:44'
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đôn đốc tiến độ các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL
20:26'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến khảo sát tại Đồng bằng sông Cửu Long và làm việc với lãnh đạo các tỉnh trong khu vực này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Lào: TTXVN cần tiếp tục hỗ trợ KPL phát triển trong kỷ nguyên số
19:12'
Thủ tướng Chính phủ Lào đề nghị TTXVN và Thông tấn xã Lào KPL tiếp tục duy trì mối quan hệ gắn bó mật thiết, hiệu quả; giúp đỡ để KPL theo kịp sự phát triển của truyền thông số hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội: "Bàn làm chứ không bàn lùi" dự án đường sắt tốc độ cao
19:10'
Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương có 2 Phó Giám đốc Công an tỉnh mới
19:09'
Ngày 20/11, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động, bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc Công an tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm rõ khả năng cân đối vốn với Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
18:16'
Chiều 20/11, tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chuyển đổi 50% xe buýt sang xe buýt điện vào năm 2035
18:03'
Giai đoạn 2026 - 2035, Hà Nội sẽ chuyển đổi 50% sang xe buýt điện; 50% xe buýt LNG/CNG.