Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp
Sáng 10/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.
Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp; lãnh đạo 26 tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hàng đầu đất nước. Phát biểu khai mạc, chuyển lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2024 đã qua, cả nước bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhiệm kỳ được cho là có nhiều khó khăn, thách thức như: dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi phân phối; cạnh tranh chiến lược, xung đột; thiên tai, nhất là bão Yagi; sự thay đổi lãnh đạo cấp cao và các cấp...Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của người dân, doanh nghiệp và ủng hộ của bạn bè quốc tế, cả nước đã nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn đạt được thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Trong thành tựu đó, có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.
Khẳng định, với tâm thế luôn sẵn sàng ứng phó với khó khăn, thách thức, Chính phủ và các bộ, ngành luôn phản ứng chính xác kịp thời, luôn đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2025, Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các địa phương, bộ, ngành, cơ quan liên quan và doanh nghiệp nhà nước để cả nước có mức tăng trưởng ít nhất 8%, tạo đà, lực, khí thế để nước ta tăng trưởng 2 con số những năm tiếp theo, trong đó cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.
Cho biết, Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những việc cần làm trong trước mắt và tương lai để thúc đẩy phát triển đất nước, đặc biệt là đề xuất tháo gỡ vướng mắc về thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu nhận định, phân tích kỹ tình hình, góp ý gì cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, nhất là về những vướng mắc liên quan đến luật pháp, đất đai, quy hoạch, thủ tục, giấy phép… để tháo gỡ, giúp doanh nghiệp phát triển, để cả nước tăng trưởng 2 con số thời gian tới, vì sự phát triển của đất nước và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tham gia tích cực vào các chương trình, dự án lớn của đất nước như: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị; dự án điện hạt nhân; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; triển khai các dự án khai thác không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ… Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua gần 40 năm đổi mới, doanh nghiệp nước ta đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, cả nước có hơn 940 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, hơn 30 nghìn hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh. Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.Một số doanh nghiệp có quy mô lớn phát triển đạt tầm khu vực và thế giới; chủ động tham gia và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần ghi dấu ấn nước ta với vị trí ngày càng cao trong bản đồ sản xuất chíp bán dẫn, đổi mới sáng tạo... thế giới.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chủ động, quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp; chỉ đạo sát sao, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời chính sách, giải pháp toàn diện trên các lĩnh vực, cả về kinh tế, thương mại, ngoại giao... Thủ tướng đã thành lập các tổ công tác đặc biệt để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là trước những khó khăn, thách thức khó lường từ bên ngoài; kiện toàn Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án. Môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện mạnh mẽ với nhiều cải cách chính sách vượt trội. Chính phủ đã nỗ lực phê duyệt và công bố 111/111 quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh. Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng và giảm chi phí cho doanh nghiệp.Những chính sách này thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp khôi phục và gia tăng niềm tin vào triển vọng kinh tế, tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục biến động nhanh, rất phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ, đặc biệt là rủi ro về một "cuộc chiến thương mại" toàn cầu. Cục diện thế giới đang trong giai đoạn điều chỉnh mang tính lịch sử; nhiều ngành công nghiệp mới, công nghệ mới ra đời, thay đổi nhanh chóng, nhất là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI)... sẽ định hình lại các chuỗi giá trị, phương thức, cấu trúc sản xuất, dòng chảy thương mại, đầu tư... toàn cầu. Nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, từ nay đến năm 2030 là thời điểm chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nước ta, giai đoạn nước rút để đạt được mục tiêu Chiến lược đề ra là đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045, phải trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Với tâm thế đó, cả nước đang quyết tâm nỗ lực, tự tin, khát vọng tăng trưởng bứt phá trong năm 2025, với mức từ 8% trở lên để về đích kế hoạch 5 năm 2021-2025; tập trung xây dựng định hướng cho giai đoạn 2026-2030 và chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030; đồng thời tập trung tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đánh dấu thời điểm đất nước nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Để đạt mục tiêu này, cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp. TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép chất lượng cao phục vụ các dự án đường sắt
21:20' - 09/02/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt, đặc biệt dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi
19:52' - 09/02/2025
Chiều 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các dự án đầu tư có vướng mắc, tồn đọng kéo dài
15:36' - 09/02/2025
Thủ tướng vừa ban hành Công điện số 13CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.