Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách
Cùng dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành; lãnh đạo các cơ quan Thông tấn, báo chí chủ lực quốc gia. Dự hội nghị tại các điểm cầu 63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan báo chí của địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước luôn xác định “dân là gốc”; người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển; mọi chính sách, pháp luật đều hướng tới người dân; cùng với đó khuyến khích, tạo điều kiện để người dân cũng tham gia, trong đó công tác truyền thông.
Thủ tướng chỉ rõ, làm tốt hơn công tác truyền thông chính sách để người dân hiểu, tự giác tham gia xây dựng chính sách, thực hiện chính sách, được thụ hưởng các chính sách và phản hồi để phát huy hoặc hoàn thiện chính sách...
Hội nghị nhằm rà soát lại những kết quả, hạn chế, nguyên nhân, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của công tác truyền thông chính sách; trong cả nội dung, hình thức, biện pháp, tổ chức bộ máy, nguồn lực, kiểm tra, giám sát... trong công tác truyền thông chính sách. Qua đó góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Báo cáo đề dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị cho biết, truyền thông chính sách là tất cả các hoạt động của chính quyền, các tổ chức và cá nhân nhằm chuyển tải, chia sẻ thông tin, chủ yếu nhằm mục đích tạo ra văn hóa công khai thông tin, đồng thời trình bày và giải thích các quyết định và hành động của cơ quan nhà nước.
Thời gian qua, công tác truyền thông chính sách được chú trọng và đổi mới, từ “truyền thông nội bộ” tới truyền thông đại chúng. Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhằm quán triệt hiệu quả, kịp thời Nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết Trung ương tới các Đảng viên, cán bộ lãnh đạo, công chức viên chức trong hệ thống chính trị, nhiều sáng kiến và cách làm mới đã được Trung ương triển khai trong toàn hệ thống chính trị từ sau Đại hội.
Các hoạt động học tập nghị quyết, quán triệt các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được tổ chức rộng rãi theo hình thức trực tuyến tới tất cả các tổ chức cơ sở Đảng trên toàn quốc. Về bản chất, đây cũng chính là đổi mới trong hoạt động “truyền thông” về các chủ trương chính sách quan trọng của Trung ương tới cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống, để từ đó quán triệt, thống nhất ý chí và hành động.
Công tác truyền thông về hiệu quả hoạt động của Quốc hội cũng được Quốc hội khóa XV đặc biệt chú trọng, với nhiều đổi mới rõ rệt: Mỗi kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện nay đều có Đề án truyền thông chi tiết trước, trong và sau kỳ họp, với các mục tiêu, nhiệm vụ và thông điệp cụ thể.
Chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đặt công tác chủ động truyền thông chính sách trong toàn hệ thống chính quyền từ Trung ương tới địa phương ở vị trí trọng tâm trong công tác chỉ đạo điều hành, được thể hiện thông qua các thành tựu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và khôi phục phát triển kinh tế. Công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời là những thông điệp rõ ràng qua những nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Chính phủ...
Tuy nhiên, các kết quả bước đầu của việc đổi mới công tác truyền thông chính sách chủ yếu vẫn tập trung ở các cơ quan đầu não ở trung ương với nguồn lực ít nhiều cũng được trang bị, đầu tư cơ bản. Ở nhiều địa phương và cá biệt ở một số bộ ngành hiện nay, công tác truyền thông không được quan tâm do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Bộ Thông tin cũng thông tin kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh, Campuchia... về công tác truyền thông chính sách; đồng thời đề xuất các giải pháp về nâng cao nhận thức của công tác truyền thông chính sách; bố trí nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách...
Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương sẽ có các tham luận nhằm thúc đẩy truyền thông chính sách đạt hiệu quả; Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có kết luận hội nghị.
TTTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế
11:34' - 22/11/2022
Sáng 22/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết các chuyên án về ma túy điển hình do Bộ Công an tổ chức và trao Thư khen các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng hoan nghênh Tòa trọng tài thường trực (PCA) lựa chọn Việt Nam là nơi đặt Văn phòng đại diện
23:12' - 21/11/2022
Chiều 21/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Marcin Czepelak, Tổng Thư ký Tòa trọng tài thường trực (PCA) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa Lâm Đồng trở thành động lực tăng trưởng của Tây Nguyên và cả nước
19:18' - 20/11/2022
Thủ tướng đề nghị tỉnh phấn đấu xây dựng Lâm Đồng trở thành động lực tăng trưởng của khu vực Tây Nguyên và cả nước, nhất là về du lịch, dịch vụ, công nghiệp văn hóa, nông nghiệp công nghệ cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Australia tài trợ nghiên cứu quy hoạch 4 sân bay Việt Nam
15:52' - 01/10/2023
Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa phê duyệt điều chỉnh văn kiện dự án rà soát, đánh giá và khuyến nghị về kết quả nghiên cứu quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động điều tiết hàng hóa lên cửa khẩu Lạng Sơn
14:32' - 01/10/2023
Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn vừa thông báo đến các thương nhân, doanh nghiệp về tình hình xuất nhập khẩu trong dịp Trung Quốc nghỉ lễ Quốc khánh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam cần nhân lực ngành bán dẫn
10:05' - 01/10/2023
Ngành công nghiệp chip bán dẫn là ngành hết sức mới ở Việt Nam. Vì mới nên chúng ta phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đón nhận và phát triển một cách hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Làm sao để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp?
21:25' - 30/09/2023
Khi đến kỳ trả nợ, giữa ngân hàng và doanh nghiệp có sự điều phối, trong khó khăn, ngân hàng quyết định việc hỗ trợ, giảm lãi suất.Độ trễ này trước mắt còn ở mức cao nhưng khi trả nợ vẫn có sự hỗ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Đây là năm đầu tiên giải ngân đầu tư công 9 tháng vượt 50%
20:44' - 30/09/2023
Về đầu tư công, đây là động lực hết sức quan trọng và được cả xã hội quan tâm, trong 9 tháng giải ngân được 51,38%. Đối với đầu tư công 9 tháng, chưa năm nào vượt qua 50% cả.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và bảo đảm an toàn cháy nổ cho chung cư mi ni
19:00' - 30/09/2023
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về nhà ở, có hai hình thức đầu tư phát triển về nhà ở xã hội: nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn lực, sự tham gia của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Các nhà thầu bố trí 561 mũi thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2
18:34' - 30/09/2023
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng
18:28' - 30/09/2023
Chiều 30/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Bỉ và EU
18:02' - 30/09/2023
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam và Bỉ không ngừng tăng trưởng ấn tượng, đạt 6,2 tỷ euro (6,56 tỷ USD), tăng 73% so với năm 2021.