Thủ tướng chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
Chiều 24/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thời gian qua, nhiệm vụ thời gian tới.
Phiên họp được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết nối tới 3.321 điểm cầu các xã, phường, đặc khu toàn quốc. Dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Phiên họp, các đại biểu nghe công bố Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 23/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tổ chức lại Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Trong đó, quy định nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu, tổ chức; quy chế hoạt động; quy định về giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo.Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo thay mặt Tổng Bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân người bị nạn, đặc biệt là thân nhân gia đình có người thiệt mạng, mất tích trong vụ chìm tàu Vịnh Xanh 58 và do mưa bão, lũ lụt cũng như những mất mát, thiệt hại to lớn về tài sản của bà con tỉnh Nghệ An những ngày qua.
Nhắc nhở công tác thông tin, công tác báo cáo và ứng phó kịp thời vì tính mạng, tài sản của nhân dân trong các trường hợp cấp bách, đột xuất, bất ngờ, Thủ tướng cho biết, theo Luật Phòng thủ dân sự, phòng thủ dân sự bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh… Theo Thủ tướng, Ban Chỉ đạo tổ chức Phiên họp thứ nhất để bàn về một trong những nội dung rất quan trọng là triển khai phòng, chống thiên tai. Phòng, chống thiên tai là nội dung phòng thủ đặc biệt vì nước ta có địa hình trải dài, thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai (bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, động đất, nắng hạn, xâm nhập mặn…), “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”.Theo Thủ tướng, tác động của biến đổi khí hậu khiến thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, khó đoán định hơn. Năm 2024, bão Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 70 năm qua; tháng 6/2025 vừa qua, khu vực Trung Bộ xảy ra mưa lớn, ngập lụt giữa mùa khô. Ngay đêm 22/7/2025, lũ thượng nguồn sông Cả về hồ thủy điện Bản Vẽ tương ứng với tần suất rất nhiều năm xuất hiện 1 lần; vụ lật tàu du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh chiều 19/7 vừa qua khi giông lốc xảy ra đột ngột kèm theo mưa đá, gió xoáy mạnh.
Đối với cơn bão số 3 năm 2025 (Wipha), các cấp, các ngành, các địa phương đã rất chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, dự báo, cảnh báo, tuyên truyền để người dân chủ động phòng, ngừa, ứng phó với bão, giảm thiểu thiệt hại, nhưng ảnh hưởng trước bão và hoàn lưu sau bão vẫn gây ra những thiệt hại lớn.Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian qua, làm rõ những mặt được, mặt chưa tốt từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác ứng phó của các ngành, địa phương và người dân; nêu rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm; xác định nhiệm vụ tháng cuối năm và cả giai đoạn tới.
Cùng với đó, các đại biểu thảo luận, phân công, phân định nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo phòng, chống thiên tai tới đây; phân công trách nhiệm tham mưu chỉ đạo phòng, chống thiên tai. Thủ tướng đề nghị phân công, phân nhiệm bảo đảm “6 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền và rõ kết quả ở cả Trung ương và địa phương. Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, chia sẻ kinh nghiệm, bài học hay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng ra công điện khẩn ứng phó khẩn cấp với mưa lũ sau cơn bão số 3
09:53' - 24/07/2025
Đơn vị quản lý đường bộ khu vực, các lực lượng chức năng của địa phương trong việc phân luồng, điều tiết giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, đặc biệt là lưu vực sông Cả qua địa bàn tỉnh Nghệ An
-
Chính sách mới
Bộ Công Thương ra công điện ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên sông Cả
13:11' - 23/07/2025
Bộ Công Thương ban hành công điện về ứng phó khẩn cấp mưa lũ trên sông Cả tới Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy điện.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Ưu tiên truyền thông dựa trên cảnh báo sớm về phòng chống thiên tai
19:19' - 10/07/2025
Các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai chủ động ngăn chặn và phản bác tin giả, tin sai lệch trong thiên tai, bảo vệ thông tin chính thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16'
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27'
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn, hiệu quả đường dây 110kV
20:14'
Chiều 25/7 tại xã Vũ Thư (Hưng Yên), EVNNPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn EVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 – Dự án "Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Vũ Thư".
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng bền vững cần dịch vụ logistics tích hợp
19:51'
Dự báo thị trường logistics Việt Nam nửa cuối năm 2025 tiếp tục tăng trưởng nhờ triển vọng từ quy mô thương mại và tiềm lực của các khu công nghiệp mới với quy mô lớn sau khi sáp nhập các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa mở hướng thu hút các “Sếu đầu đàn” đến đầu tư phát triển
19:05'
Chiều 25/7, tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề "Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững".
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tham mưu về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030
17:37'
Bộ Tài chính đề nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước sớm hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30'
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.