Thủ tướng: Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc tuyến Bắc-Nam phía Đông
Ngày 18/12, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1802/CĐ-TTg về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Theo Công điện, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (Dự án) là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã rất tích cực triển khai các hạng mục công việc để khởi công các dự án thành phần và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến.Tuy nhiên, về tổng thể tiến độ triển khai dự án còn chậm, trong đó công tác giải phóng mặt bằng không đáp ứng tiến độ cam kết với Thủ tướng Chính phủ (bàn giao toàn bộ mặt bằng trong Quý II/2020 ).
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, đến hết tháng 11/2020 đã được bàn giao 92% mặt bằng, tuy nhiên, đối với khối lượng còn lại, nếu không tập trung thực hiện quyết liệt sẽ không thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2020, đặc biệt là các địa phương có khối lượng hoàn thành giải phóng mặt bằng đạt dưới 90% như: Khánh Hòa (73%), Ninh Bình (79%), Hà Tĩnh (82,3%), Đồng Nai (85,7%), Nghệ An (87%).
Cũng theo Công điện, tiến độ xây dựng các khu tái định cư tại các địa phương chưa đảm bảo tiến độ yêu cầu. Hiện nay chỉ đạt khoảng 53 % khối lượng. Trong đó, một số địa phương thực hiện công tác này rất chậm, gồm: Ninh Bình (hoàn thành 1/5 khu); Nghệ An (có 28 khu tái định cư, chưa hoàn thành); Hà Tĩnh (có 2 khu tái định cư, chưa hoàn thành); Khánh Hòa (có 7 khu tái định cư, chưa hoàn thành, trong đó có 1 khu đang thẩm định phê duyệt thiết kế); Ninh Thuận ( có 2 khu tái định cư, chưa hoàn thành), Đồng Nai ( có 2/3 khu tái định cư, đang thẩm định phê duyệt thiết kế); Tiền Giang ( có 1 khu tái định cư, chưa hoàn thành).Tiến độ thực hiện công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật rất chậm, hiện công tác di dời đường điện mới đạt khoảng 12,8% khối lượng, di dời đường ống nước các loại đạt khoảng 18,1% khối lượng, di dời đường cáp viễn thông đạt khoảng 21,5 % khối lượng.
Để bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án đi qua tiếp tục tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành liên quan và Hội đồng giải phóng mặt bằng địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng tiến độ chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại (khoảng 8%), cơ bản bàn giao toàn bộ mặt bằng phục vụ thi công Dự án trong năm 2020. Thủ tướng yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành 109 khu tái định cư còn lại trong năm 2020 để di dời các hộ dân vào khu tái định cư (đặc biệt là các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang). Các địa phương phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đẩy nhanh tiến độ thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, bàn giao mặt bằng cho dự án trong năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động xử lý các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp vượt quá thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, chỉ đạo xử lý, bảo đảm tiến độ thực hiện, tuân thủ quy định hiện hành. Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; khẩn trương chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án phối hợp với các địa phương, các chủ quản lý sử dụng công trình hạ tầng đảm tiến độ hoàn thành, bàn giao trong năm 2020. Tiếp nhận bàn giao mặt bằng từ các địa phương để tổ chức triển khai thi công các gói thầu đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, rà soát, kịp thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc mới phát sinh về giải phóng mặt bằng, có kế hoạch làm việc cụ thể với các địa phương, kịp thời giải quyết, tháo gỡ. Các Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) khẩn trương chỉ đạo các chủ quản lý, chủ sử dụng công trình hạ tầng điện, viễn thông, thuộc phạm vị quản lý của đơn vị mình khẩn trương hoàn thành công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ bản giao mặt bằng trong năm 2020. Chủ tịch Ủy nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chậm bàn giao mặt bằng để triển khai thi công Dự án theo tiến độ./.>>Cập nhật các nhà đầu tư, nhà thầu trúng thầu các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khu vực phía Nam sẽ có thêm gần 1.000 km đường cao tốc
20:20' - 16/12/2020
Dự kiến giai đoạn 2021 – 2030, khu vực phía Nam, gồm Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thêm gần 1.000 km đường cao tốc; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 670 km và thêm 300 km trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc Bắc-Nam: Bám tiến độ từng ngày, từng tuần
17:56' - 16/12/2020
Dự án trọng điểm quốc gia cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang được Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương đẩy nhanh thi công, đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng, quản lý giá nguyên vật liệu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.