Thủ tướng Đức từ chối dự hội nghị G7 ở Washington
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert ngày 29/5 cho biết Thủ tướng Merkel đã cảm ơn Tổng thống Trump về lời mời dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 6 tới tại Washington.
Trong bối cảnh hiện nay, cân nhắc tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trên khắp thế giới, bà Merkel không thể nhận lời trực tiếp đến dự hội nghị ở Washington, song bà sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến dịch bệnh.
Như vậy, Thủ tướng Merkel đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên trong G7 (gồm Mỹ, Italy, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức và Anh) khẳng định không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Washington.
Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7 cùng Liên minh châu Âu (EU) dự kiến tổ chức vào ngày 10/6 tại Mỹ, do dịch COVID-19 lây lan khắp thế giới và tình trạng đi lại toàn cầu bị hạn chế.
Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump cho rằng đã đến lúc tổ chức một hội nghị G7 trực tiếp, đồng thời nhấn mạnh rằng đây sẽ là một thông điệp cho thấy thế giới đang dần khôi phục trạng thái bình thường sau cuộc khủng hoảng y tế này.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc tổ chức hội nghị G7 theo phương thức gặp mặt trực tiếp trong tương lai gần". Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Charles Michel nhất trí tiến hành hội nghị trực tiếp "khi điều kiện y tế cho phép". Thủ tướng Canada Justin Trudeau nêu rõ bất cứ cuộc họp trực tiếp nào cũng phải đặt yếu tố an toàn lên trên hết.
Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19. Tính đến 12h ngày 30/5 theo giờ Việt Nam, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 1.793.530 ca mắc COVID-19, trong đó 104.542 trường hợp tử vong./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.