Thủ tướng: Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án
Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.
Cùng dự có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Các đại biểu tham dự cuộc họp đã phân tích, thảo luận sâu về tình hình kinh tế quốc tế, nhất là việc một số nước điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ và tác động tới Việt Nam; các vấn đề liên quan điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong nước như: tình hình tỷ giá, lãi suất, diễn biến thị trường vàng, lạm phát, thu ngân sách, chi tiêu công, dư địa chính sách tiền tệ, những thách thức đối với điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ. Đặc biệt, các đại biểu rà soát và đề xuất một số giải pháp điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ thời gian tới phù hợp với tình hình.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, mặc dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, song ở trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; kinh tế tăng trưởng đạt khá; các cân đối lớn của nền kinh tế đảm bảo; bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ được kiểm soát tốt; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, quốc phòng an ninh đảm bảo, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Đánh giá tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến khó lường, với phương châm phải phòng ngừa từ sớm, từ xa, để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm; đồng bộ các công cụ chính sách tài khóa, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tỷ giá và lạm phát phù hợp với xu hướng giảm phát của thế giới; sử dụng hợp lý các công cụ thị trường như bơm tiền ra - rút tiền về, can thiệp thị trường ngoại tệ phù hợp. Trong đó bơm tiền ra thì phải giảm lãi suất cho vay phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo sinh kế cho người dân.
Cùng với đó, tiếp tục có giải pháp, tăng cường quản lý thu, tăng thu ngân sách nhà nước; quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính.
“Không để tỷ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành tỷ giá về tiền gửi có thể linh hoạt; tạo thuận lợi tiếp cận tín dụng; tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay; tăng cường số hóa; phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 5-6% ngay trong quý II này; tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay 1-2%”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thúc đẩy đầu tư công; tập trung nguồn lực bố trí cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của Nhà nước, các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia, các công trình có tính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, nhà ở xã hội; nghiên cứu phát hành trái phiếu, huy động mọi nguồn lực xã hội, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư vào các công trình, dự án hạ tầng, trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trong giai đoạn 2021-2025; tập trung vốn cho các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nhà ở xã hội…
Về điều hành thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động triển khai ngay các công cụ, giải pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng phù hợp, kịp thời và hiệu quả hơn nữa; tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; kiểm tra, giám sát, kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng tại các doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thông tin, truyền thông phản ánh kịp thời, đúng tình hình, tạo đồng thuận trong xã hội; thực hiện hiệu quả các chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học công nghệ là nền tảng để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
13:32' - 15/05/2024
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (18/5/1959 - 18/5/2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
12:50' - 14/05/2024
Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp tăng cường hơn nữa đầu tư tại Việt Nam, nhất là sớm có các dự án lớn, tiêu biểu trong các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh về công nghệ cao, xây dựng hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chỉ bàn làm không bàn lùi trong triển khai dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia
20:12' - 08/05/2024
Chiều 8/5,Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tây Ninh theo hướng bền vững, kết nối, bản sắc, hữu nghị
17:27' - 05/05/2024
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển Tây Ninh theo hướng bền vững, kết nối, bản sắc, hòa bình, hữu nghị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.