Thủ tướng khẳng định không điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế xã hội
Chiều 30/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thảo luận về các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, mặc dù tình hình kinh tế những tháng qua có khó khăn, song Chính phủ sẽ không điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà sẽ phấn đấu hết sức mình để đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng vừa qua tăng 1,88% so với chỉ tiêu 5% của cả năm. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng liên tục trong 4 tháng qua. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu, giá gas và giá lương thực phẩm tăng.Nguyên nhân của giá lương thực tăng là do xuất khẩu tăng và hạn hán. Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng từ nay đến cuối năm còn có thể chịu thêm sức ép do điều chỉnh giá viện phí và học phí. Trong khi đó, tổng thu ngân sách nhà nước chỉ đạt trên 34%, thấp hơn so với cùng kỳ là 37%.
Còn sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi chậm. Xuất khẩu đạt gần 68 tỷ đô la Mỹ, tăng gần 7% và gần bằng so với năm ngoái. Điểm sáng nhất trong 5 tháng qua là Việt Nam đã thu hút được trên 10 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải ngân được gần 6 tỷ đô la từ nguồn vốn này.
Theo lãnh đạo các bộ thì dư địa tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay còn lớn, điều quan trọng lúc này là tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ODA. Bởi có bảo đảm được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì mới đảm bảo được thu ngân sách và không làm tăng nợ công. Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù nền kinh tế đang gặp phải một số thách thức, nhưng Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức mình để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đã đề ra trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng.Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, nhất là các Bộ trưởng mới phải có ngay các chương trình hành động, để thúc đẩy những lĩnh vực do bộ, ngành mình đảm nhiệm. Trước hết, phải đẩy mạnh giải ngân đồng bộ mọi nguồn vốn cho các dự án xây dựng cơ bản, nhất là các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và ODA.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ phải tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm không để lạm phát tăng cao, cũng như đảm bảo thu ngân sách đạt chỉ tiêu. Bên cạnh đó, phải đảm bảo không tăng trần nợ công và bội chi ngân sách như mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Ngay tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng để rà soát và kịp thời báo cáo Thủ tướng quyết định những biện pháp tháo gỡ các vướng mắc đang cản trở việc giải ngân các nguồn vốn.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tới yêu cầu số 1 lúc này là không để có tiền mà không giải ngân được mà phải đưa nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách còn dư, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ cũng sẽ thực hiện mọi biện pháp huy động nguồn lực kể cả huy động ngoại tệ trong dân để có thêm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động ở những lĩnh vực thiết yếu và cơ sở hạ tầng quan trọng để tăng nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay.Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vừa phải đảm bảo số lượng và chất lượng tăng trưởng GDP nhưng cũng phải đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân, nhất là người dân ở những vùng thiên tai, lũ lụt, hạn hán và người dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng cá chết bất thường ở các tỉnh miền Trung.
Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện tốt công tác thông tin để người dân và cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng vào những giải pháp mạnh mẽ mà Chính phủ đang và sẽ thực hiện nhằm bảo đảm đất nước sẽ hoàn thành được những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra cho năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế vĩ mô tiếp tục đối diện với khó khăn
17:49' - 01/04/2016
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm dần 6,5% trong năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm yếu cơ cấu kinh tế Việt Nam
06:38' - 18/03/2016
Điểm bất cập, hạn chế cơ bản của nền kinh tế hiện nay là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống (vốn, lao động, tài nguyên).
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nâng chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 lên khoảng 7%
17:14' - 29/02/2016
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý các thành viên Chính phủ nỗ lực phấn đấu nâng chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 lên mức khoảng 7%.
-
Bất động sản
Bất động sản hưởng lợi khi kinh tế vĩ mô ổn định
11:44' - 07/01/2016
Thị trường bất động sản Việt Nam được hưởng lợi từ những yếu tố kinh tế vĩ mô phát triển ổn định và bền vững được nhiều chuyên gia nhận định.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ bước sang chu kỳ phát triển mới
06:00' - 06/01/2016
Việt Nam sẽ thoát khỏi thời kỳ suy giảm và bước vào chu kỳ phục hồi mới nhờ hỗ trợ từ giá hàng hoá thấp, lực đẩy từ khu vực DN và nhu cầu bên ngoài, và những cải cách thể chế phát huy hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng giao một số chỉ tiêu quan trọng cho các bộ ngành thực hiện
21:15' - 31/12/2015
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định giao 8 Bộ các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển logistics là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược
13:30'
Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định
13:20'
Sáng 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương xuất siêu lập kỷ lục 10 tỷ USD
11:30'
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 ước đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước, vượt kế hoạch năm hơn 2,7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
10:01'
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố đạt 50,8 điểm trong tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.