Kinh tế vĩ mô tiếp tục đối diện với khó khăn
Nhìn nhận những kết quả nền kinh tế không nhiều lạc quan trong 1/4 chặng đường đầu tiên của năm 2016, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế của cả ba khu vực kinh tế, kịp thời đề ra chính sách thích ứng nhằm đạt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng của năm.
Dấu hiệu chững lại
Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế quý I/2016 có dấu hiệu chững lại so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt mức tăng 5,46% (quý I/2015 tăng 6,12%). Các chỉ sổ kinh tế tăng chậm ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp; nông, lâm nghiệp và thủy sản; xuất khẩu.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, quý I khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị tăng thêm chỉ đạt 98,77% so cùng kỳ năm trước, thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng, giá trị tăng thêm tăng 6,72% so cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn cùng kỳ 2013 và 2014, nhưng thấp hơn nhiều mức tăng 8,74% cùng kỳ năm 2015.
Hoạt động xuất, nhập khẩu có xu hướng xuất siêu trở lại, giá trị xuất khẩu hàng hóa chỉ tăng 4,1%; trong đó, xuất khẩu dầu thô là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước giảm 52,8%, các mặt hàng gia công chủ yếu chỉ tăng nhẹ.
Giải thích nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, tăng trưởng GDP quý I tăng thấp hơn cùng kỳ chủ yếu do sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do rét hại và băng giá tại các tỉnh phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn trên diện rộng tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã làm giảm giá trị sản xuất khu vực này.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ngành khai khoáng giảm gần 1,2%; trong đó chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác giảm mạnh vì giá dầu xuống thấp, phải hạn chế sản lượng khai thác, đóng cửa một số mỏ.
Kim ngạch xuất khẩu quý I chỉ tăng trên 4%, tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,9% của cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm lại tập trung vào nhóm thiết bị máy móc, nguyên vật liệu…
Tuy nhiên, một số ngành trong quý I có mức tăng trưởng cao.
Cụ thể, ngành xây dựng 3 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng ấn tượng 9,94% cao nhất kể từ năm 2010 trở lại. Khu vực dịch vụ, giá trị tăng thêm tăng 6,13% so cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ quý I năm 2012 tới nay. CPI bình quân quý I/2016 tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với cùng kỳ các năm về trước.
Hầu hết vốn đầu tư từ các nguồn vốn đều tăng tốt. Cụ thể, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn vay của khu vực nhà nước có mức tăng 11,5% và 12,9%; vốn đầu tư từ dân cư và đầu tư nước ngoài cũng tăng trên 13%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước cũng tăng 7%.
Khó khăn phía trước
Theo các chuyên gia kinh tế, các quý còn lại của năm 2016, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là những dự báo kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, khả năng phục hồi kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khả quan; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và diễn biến thời tiết thất thường không thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Giá dầu thô biến động khó lường…
Nhưng nhìn nhận khách quan, nền kinh tế vẫn có những dấu hiệu khả quan. Gần đây, giá dầu thô có xu hướng tăng trở lại, song dự báo vẫn ở mức giá thấp sẽ có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế như thu ngân sách từ dầu thô và các khoản thu có liên quan sẽ giảm.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại giá dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, làm tăng giá trị gia tăng nói riêng và GDP nói chung, từ đó các khoản thu từ sản xuất trong nước tăng sẽ bù đắp phần thiếu hụt thu từ dầu thô.
Khá lạc quan, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn tiếp tục dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm dần 6,5% trong năm 2017.
Theo ông Aron Batten, Chuyên gia Kinh tế Quốc gia, Ngân hàng ADB, sở dĩ đưa ra mức dự báo này vì cho rằng, thời gian tới, kinh tế Việt Nam sẽ dựa trên 3 động lực chính: đầu tư trực tiếp nước ngoài, niềm tin của người tiêu dùng và chính sách hỗ trợ tăng trưởng.Ông Aron Batten chỉ rõ, hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang được giữ ở mức cao và chỉ giảm nhẹ trong năm 2017. Niềm tin của người tiêu dùng đang dần trở lại thể hiện rõ nét ở doanh số trong lĩnh vực bán lẻ tăng. Sự lạc quan của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện trước một loạt các Hiệp định thương mại mà Việt Nam vừa ký kết. Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng được thực hiện tích cực thông qua việc Việt Nam áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt đã thúc đẩy phát triển kinh tế và tiêu dùng cũng như một số ngành đã mở cửa hơn chẳng hạn như bất động sản.
Mặc dù vậy, dựa trên dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, cùng với kết quả khiêm tốn trong quý I, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, trong thời gian tới nếu không có nhiều giải pháp tổng thể để giải quyết những bất cập thì nền kinh tế sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% như Quốc hội đã đề ra.
Xác định rõ tầm quan trọng, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa duy trì ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy hợp tác công - tư (PPP) để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; tổ chức triển khai thi hành có hiệu quả các chính sách thuế đối với sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường quản lý, phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước; tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng xuất khẩu bền vững; tổ chức kết nối giữa thị trường trong và ngoài nước để định hướng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa.
Liên tục cập nhật diễn biến tình hình kinh tế trong nước, quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đưa ra đề xuất, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém trong hệ thống nhằm lành mạnh hóa thị trường, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài có năng lực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần kiểm soát kỷ luật ngân sách, đầu tư công nhằm giảm dần mức nợ công và thâm hụt ngân sách. Đồng thời, mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo các mức thuế, suất thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp đa dạng, phù hợp với người dân và các loại hình doanh nghiệp trong xã hội, đặc biệt là hộ kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ … để tạo nguồn cho kinh doanh và tăng tiết kiệm trong nước.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cũng đưa ra những khuyến cáo mà Việt Nam cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay. Đó là Việt Nam cần xây dựng được vùng đệm kinh tế vĩ mô để đảm bảo cho nền kinh tế có sức chống chịu mạnh mẽ với cú sốc kinh tế trong tương lai.
Điều này đỏi hỏi phải đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường tính bền vững tài khoá và củng cố cơ sở dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục áp dụng biện pháp tăng cường hệ thống ngân hàng, bao gồm việc xử lý nợ xấu còn tồn đọng và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện nợ xấu mới.
Đặt sự tin tưởng vào khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% như Quốc hội đề ra trong năm nay, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Đại biểu quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đề đạt Quốc hội và tất cả các thành viên của Chính phủ phải có một tư duy mới, và điều cơ bản là phải phát huy lợi thế, phải chuyển từ tư duy quản lý mệnh lệnh hành chính của Chính phủ sang phục vụ, kiến tạo cùng vào cuộc thì đất nước sẽ có bước phát triển vượt bậc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ duy trì mức 6,7% năm 2016
11:27' - 30/03/2016
Theo ADB, kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm dần 6,5% trong năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm yếu cơ cấu kinh tế Việt Nam
06:38' - 18/03/2016
Điểm bất cập, hạn chế cơ bản của nền kinh tế hiện nay là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống (vốn, lao động, tài nguyên).
-
Kinh tế Việt Nam
WB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
13:56' - 11/03/2016
Báo cáo “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu” mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam cùng 5 nền kinh tế đang nổi khác là những nước sẽ có tăng trưởng cao trong năm nay và nhiều năm tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng tốt
20:37' - 03/03/2016
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bước vào năm 2016, mở đầu cho kế hoạch 5 năm (2016-2020) nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn so với 5 năm trước, trong đó nổi bật là kinh tế vĩ mô ổn định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ ngăn chặn tập đoàn thép Nhật Bản thâu tóm US Steel
14:45'
Ngày 2/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ "ngăn chặn" kế hoạch của tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ba công nghệ đột phá để truy xuất nguồn gốc thực phẩm
12:13'
Blockchain tạo ra luồng dữ liệu độc lập và có thể kiểm toán dọc theo chuỗi giá trị, qua đó đảm bảo tính xác thực.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Hàn Quốc tăng thấp hơn mục tiêu 2% trong ba tháng liên tiếp
08:28'
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc - thước đo chính của lạm phát trong tháng 11/2024 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn ác mộng" của dân công nghệ
08:06'
Tỷ lệ tuyển dụng trong ngành công nghệ tại Mỹ đã giảm giảm 27% do chính sách tuyển dụng “quá tay” của các công ty công nghệ trong giai đoạn hậu đại dịch và sự phát triển thần tốc của trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
22:06' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ sức ép nào của Mỹ nhằm buộc các quốc gia sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN
21:56' - 02/12/2024
Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
20:25' - 02/12/2024
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ yết kiến Nhà Vua; hội đàm với Chủ tịch Thượng viện, gặp với Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51' - 02/12/2024
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg Economics: Thị trường việc làm của Mỹ có thể phục hồi
16:18' - 02/12/2024
Số việc làm tại Mỹ có thể gia tăng trong tháng 11/2024, sau khi các cơn bão lớn và cuộc đình công kéo dài ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm tháng trước đó.