Thủ tướng nêu bốn đề xuất tăng cường hợp tác giữa các nước Á - Âu
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hunsen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 13 tổ chức từ ngày 25 - 26/11/2021 theo hình thức trực tuyến.
Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ Ngoại giao; Quốc Phòng; Công an; Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế.
Đây là sự kiện quan trọng nhất của hợp tác ASEM trong 3 năm qua và diễn ra đúng dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Diễn đàn (1996 - 2021). Tham dự Hội nghị năm nay có Lãnh đạo cấp cao và đại diện của 53 thành viên ASEM. Với chủ đề "Củng cố chủ nghĩa đa phương vì tăng trưởng chung", các nhà Lãnh đạo ASEM đã thảo luận về các nỗ lực chung và hợp tác đa phương trong giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu, ứng phó đại dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm, tăng cường kết nối xã hội và văn hóa. Các nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ quan điểm về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tại hai châu lục và thảo luận về các phương hướng nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác ASEM.Các Nhà Lãnh đạo đánh giá cao những thành tựu mà ASEM đạt được trong 25 năm qua và khẳng định cam kết đẩy mạnh quan hệ đối tác và kết nối giữa các nước Á - Âu nhằm nâng cao vai trò, đóng góp của Diễn đàn trong bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững và bao trùm.
Hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận về các giải pháp ứng phó dịch bệnh, sớm phục hồi kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Hội nghị đã đưa ra giải pháp cụ thể trong ứng phó dịch bệnh như tạo thuận lợi cho lưu thông các mặt hàng thiết yếu và tiếp cận vaccine kịp thời, chuyển giao công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất vaccine.Bên cạnh các giải pháp kinh tế vĩ mô, duy trì chuỗi cung ứng bền vững, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các Nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường kết nối Á - Âu, coi đây là một trọng tâm hợp tác của ASEM trong giai đoạn tới; nhất trí thúc đẩy kết nối toàn diện cả về hạ tầng, thể chế và con người.
Các Nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ nhận thức chung cần tăng cường hợp tác bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, tự do đi lại trên biển và hàng không, không cản trở các hoạt động kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những chia sẻ và đánh giá sâu sắc, thực chất về cục diện thế giới, khu vực, các xu thế phát triển và những vấn đề mới đang đặt ra đối với khu vực Á - Âu. Thủ tướng cho rằng các thách thức toàn cầu như dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số và an ninh an toàn mạng là những vấn đề lớn, có tính toàn cầu và tác động đến mọi người dân. Theo đó, Thủ tướng đã nêu bốn đề xuất tăng cường hợp tác giữa các nước Á - Âu trong thời gian tới: Một là, Thủ tướng đề nghị phải đoàn kết, chung tay hợp tác toàn cầu, vì không thể có một quốc gia nào có thể tự giải quyết được một mình đối với các vấn đề toàn cầu. Trong đó, phải lấy người dân làm chủ thể, làm trung tâm, là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển và giải quyết, khắc phục các vấn đề mang tính toàn cầu. Thủ tướng đồng thời chia sẻ ý kiến của các Nhà Lãnh đạo ASEM về việc cần phải đề cao hơn nữa chủ nghĩa đa phương. Hai là, Thủ tướng nhấn mạnh sản xuất, phân bổ thuốc chữa bệnh, vaccine phòng, chống COVID-19 phải có sự hợp tác, chia sẻ và tiếp cận bình đẳng. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn tới các nước phát triển ở châu Âu, châu Á đã giúp đỡ các nước đang phát triển về vaccine, thuốc chữa bệnh và các trang thiết bị y tế khác. Ba là, Thủ tướng đề nghị các nước phát triển cần có sự giúp đỡ các nước đang phát triển để có năng lực đối phó với các vấn đề toàn cầu, như có cơ chế huy động tài chính phù hợp, đủ lớn, kịp thời để chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ xanh. Bốn là, Thủ tướng kêu gọi đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển và các nước nghèo, thúc đẩy tăng cường hợp tác công – tư để huy động nguồn lực cho sự phát triển. Để đóng góp cho tiến trình này, Việt Nam sẽ tổ chức "Hội nghị bàn tròn ASEM về kinh tế số" trong năm 2022. Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng chia sẻ nỗ lực và ưu tiên của Việt Nam trong ứng phó đại dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thủ tướng đồng thời khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ đóng góp có trách nhiệm trong giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, giúp đỡ và phối hợp hiệu quả của các nước ASEM dành cho Việt Nam trong các nỗ lực này. Với tinh thần đó, Thủ tướng một lần nữa đề nghị các nước Á - Âu mở cửa hơn nữa thị trường xuất nhập khẩu, tăng cường đầu tư và đẩy mạnh hợp tác công - tư để tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân, giúp họ ngày càng ấm no và hạnh phúc hơn. Thủ tướng nhấn mạnh thế giới và khu vực Á - Âu đang chứng kiến những chuyển dịch nhanh chóng, khó lường. Thách thức phi truyền thống cũng ngày càng gia tăng cả về phạm vi và mức độ. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết hiện nay là đẩy mạnh hợp tác đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế, tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và đóng góp vì lợi ích chung. Trong đó yếu tố then chốt là đối thoại, tôn trọng, chân thành, thực chất, hiệu quả và củng cố lòng tin chiến lược giữa các quốc gia. Thủ tướng cũng chia sẻ nỗ lực của Việt Nam và các nước ASEAN duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quốc tế lớn, kết nối giao thương Á - Âu và toàn cầu. Theo đó, từng quốc gia cần phát huy tinh thần trách nhiệm; tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình và trái với luật pháp quốc tế. Các đánh giá và đề xuất thiết thực của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính được các Nhà Lãnh đạo Á - Âu đánh giá cao, đồng tình ủng hộ và phản ánh trong văn kiện của Hội nghị. Kết thúc Hội nghị, các Nhà Lãnh đạo Á - Âu đã thông qua "Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEM 13"; "Tuyên bố Phnom Penh về COVID-19 và Phục hồi Kinh tế"; "Định hướng hợp tác ASEM về Kết nối". Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 14 sẽ được tổ chức vào năm 2023 tại châu Âu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến thăm chính thức Nhật Bản
20:45' - 25/11/2021
Chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc chuyến thăm chính thức Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Thống đốc tỉnh Kanagawa
13:11' - 25/11/2021
Ngày 25/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đến chào xã giao và tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Kishida Fumio chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính
23:22' - 24/11/2021
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều 24/11, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ đón, hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị ASEM lần thứ 13
10:20' - 22/11/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị ASEM lần thứ 13 theo hình thức trực tuyến từ ngày 25 đến ngày 26 tháng 11 năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng
21:38'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng (Ban Chỉ đạo).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Triển khai rốt ráo 8 dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng
21:24'
Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch VCCI: Tranh thủ bối cảnh để trong "nguy thấy cơ và bay lên"
20:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công về nguy cơ thương chiến toàn cầu; cũng như những khuyến nghị để thích ứng với bối cảnh đầy thách thức này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đẩy nhanh triển khai các dự án lớn để thúc đẩy tăng trưởng
19:48'
Thành phố Cần Thơ đang quyết liệt triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển đầu tư công và đầu tư tư để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
19:35'
Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ gắn biển công trình "Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa", chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng biến với chính sách áp thuế của Hoa Kỳ
19:13'
Chiều 11/4, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch MICE
18:58'
“Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch” là Hội thảo do Chi hội Du lịch MICE tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM 2025 diễn ra chiều 11/4 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang xúc tiến du lịch xanh
18:35'
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Bắc Giang năm 2025 với chủ đề “Bắc Giang: Điểm đến du lịch xanh Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
18:31'
Bộ Xây dựng vừa Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025.