Thủ tướng nêu rõ hướng phát triển điện hạt nhân
* Tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Trân trọng cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội cùng nhiều văn bản khác, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây và hiện nay là Tổng Bí thư Tô Lâm; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã luôn quan tâm, đồng hành, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương để thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, quyết định các vấn đề quan trọng thúc đẩy phát triển đất nước. “Chính phủ trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước đã đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi cho Chính phủ tham khảo”, Thủ tướng Chính phủ khẳng định. Nhấn mạnh Chính phủ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước để tiếp tục đổi mới trong lãnh đạo điều hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong tháng 10, kinh tế xã hội nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9; tính chung 10 tháng kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Chính phủ đã báo cáo và đề xuất Bộ Chính trị đồng ý phương án xử lý hết 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, kéo dài nhiều năm qua, trong đó một số dự án đã có lãi; chuyển giao bắt buộc xong 2 ngân hàng yếu kém. Công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả. Trên cơ sở những kết quả tích cực của 10 tháng, từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để giữ đà, giữ nhịp, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5% để cả năm đạt trên 7%. Qua đó, đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của năm 2024 do Quốc hội đề ra, tạo lực, tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2025, cả giai đoạn 2021 - 2025, làm tiền đề, cơ sở để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình để trở thành quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng. * Xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùngTheo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng; vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm, ban hành nhiều văn bản thúc đẩy phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình giải ngân còn chậm; 10 tháng giải ngân đạt 52,29%, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 56,74%; giải ngân vốn ODA chỉ đạt 27,88%; có 29 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới trung bình cả nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan còn rườm rà, chồng chéo; vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư. Thiếu nguồn cung ứng vật liệu; công tác chuẩn bị dự án chưa tốt; sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc có nơi, có lúc còn thiếu quyết liệt, sâu sát, nhất là vai trò của người đứng đầu. Năng lực quản lý, điều hành của nhiều ban quản lý dự án còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ. Kỷ luật, kỷ cương có nơi chưa nghiêm; còn tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm… “Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết. Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thời gian qua, công tác này được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do đó, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật. Tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản…; xử lý nghiêm nếu vi phạm với tinh thần “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, kém hiệu quả, các tổ chức tín dụng yếu kém.Đẩy mạnh truyền thông, xây dựng văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội; Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”.
* Phát triển mạnh điện gió ngoài khơi
Về bảo đảm cung ứng điện trước mắt và lâu dài, Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian tới, dự báo nhu cầu điện tăng nhanh, trong đó năm 2025 tăng khoảng 12-13% và những năm sau còn cao hơn nữa. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ quy định pháp luật để tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng nguồn điện. Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh và vận hành linh hoạt, có khả năng tự động hóa cao.Tập trung hoàn thành thủ tục, khởi công và đưa vào vận hành các dự án điện lớn, quan trọng. Tăng cường các biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý nhu cầu điện. Rà soát tháo gỡ các dự án điện tái tạo đã đầu tư có vướng mắc pháp lý và bảo đảm định giá đúng, đủ, hợp lý để khuyến khích phát triển các nguồn điện. Đảm bảo đủ hạ tầng, nhiên liệu cho sản xuất điện.
“Về dài hạn, để đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi... Đã trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện. Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội quan tâm, chia sẻ, phối hợp với Chính phủ nâng cao chất lượng và xem xét thông qua tại Kỳ họp này để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn pháp lý”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ. Đáng chú ý, làm rõ vấn đề về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản và chỉ đạo triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đề án phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao và đạt được những kết quả tích cực nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao còn chưa đạt mục tiêu đề ra. Do đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, với quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là mục tiêu, động lực, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng khoa học công nghệ, chấp nhận rủi ro và kiên trì trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, vùng, địa phương; lấy doanh nghiệp là trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là nền tảng. “Bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo; có chính sách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các ngành động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức...Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là hợp tác công - tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, hướng đến chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sớm hoàn thành đào tạo ít nhất 50 nghìn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn”, Thủ tướng nêu rõ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Phủ sóng 4G ở Việt Nam đã tiệm cận các nước phát triển
16:03' - 12/11/2024
Hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển hạ tầng số, đã được đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên chất vấn ngày 12/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Xem xét trách nhiệm tổng biên tập nếu để phóng viên vi phạm
13:06' - 12/11/2024
Hàng loạt vấn đề về quản lý, phát triển báo chí trong chuyển đổi số đã được đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên chất vấn sáng 12/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Ngành Thông tin-Truyền thông có doanh thu bằng 1/3 GDP của đất nước
10:57' - 12/11/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngành Thông tin-Truyền thông có doanh thu hàng năm 150 tỷ USD, bằng 1/3 GDP của đất nước và tăng trưởng luôn cao hơn 2 lần tăng trưởng GDP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49'
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14'
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43'
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40'
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25'
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine
17:08'
Khuyến cáo các công dân Việt Nam không đến Ukraine, trừ trường hợp thực sự cần thiết.