Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
Đây cũng là “điểm nghẽn”được Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ tại các phiên họp thường kỳ và là nội dung ưu tiên trong công tác quản lý điều hành của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2019.
Xuất phát từ yêu cầu đó, sáng 26/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước để làm rõ các nguyên nhân, đề ra biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến.
* 31 bộ, ngành và 19 địa phương giải ngân dưới 50%
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công vẫn là một “điểm mờ” trong bức tranh sáng của tổng thể nền kinh tế.
Giải ngân 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 45,17% so với kế hoạch Quốc hội giao và bằng 49,14% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2018.Có 31 bộ, cơ quan Trung ương và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%, trong đó, 17 bộ, cơ quan Trung ương và một địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 30%.
Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số nguyên nhân của tình trạng chậm giải ngân gồm một số vướng mắc về thể chế, pháp luật đầu tư công.
Việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường... còn nhiều lúng túng, mất nhiều thời gian trong công tác giải phóng mặt bằng, còn một số vướng mắc về khiếu kiện đất đai; thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu kéo dài...
Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn tồn tại bất cập, dẫn tới tính sẵn sàng của dự án thấp; một số dự án không được bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài.
* Thủ tục phức tạp trong xây dựng cơ bản Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể lý giải nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm vốn đầu tư công tại 25 công trình, dự án thuộc Bộ quản lý có những lý do như: Thủ tục đấu thầu quốc tế phức tạp, công tác giải phóng mặt bằng chậm….Theo Bộ trưởng, đặc thù của ngành giao thông là thời gian đầu năm sẽ tập trung cho giải phóng mặt bằng, đến khoảng tháng 8 - 9 mới bắt đầu khởi công.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, năm nay, Bộ vẫn có thể giải ngân được tối thiểu 95% (mặc dù những năm trước tỷ lệ này thường ở mức 80 – 85% ).
Một số địa phương thừa nhận khuyết điểm để xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn; đồng thời kiến nghị Chính phủ hỗ trợ, tháo gỡ về mặt thể chế để tạo điều kiện cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho các dự án. Hoan nghênh nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị Chính phủ tập trung đôn đốc triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm như đường bộ, sân bay, nhất là tình trạng quá tải tại các sân bay Tân Sơn Nhất.Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ “căn bệnh” chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công trước hết do bất cập từ công tác giao vốn, chưa dựa trên kế hoạch sử dụng vốn của từng dự án.
Phó Thủ tướng dẫn chứng như công tác lập, thẩm định, dự toán xây dựng công trình, lựa chọn nhà đầu tư cũng cần vốn nhưng không nhiều mà vốn chủ yếu cần tập trung vào giai đoạn thi công xây lắp. Bên cạnh đó, việc đề xuất nhu cầu vốn đầu tư chưa sát với khả năng giải ngân.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn chỉ rõ có tình trạng đùn đẩy, né tránh trong triển khai các dự án đầu tư công, do đó, chưa khai thác được nguồn lực lớn của đất nước.Để nâng cao năng lực hấp thụ của nền kinh tế về vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng đề nghị rà soát, trình Thủ tướng cắt giảm vốn tại những nơi quá chậm trễ trong giải ngân hoặc không giải ngân được; sớm triển khai phương án phân bổ vốn của năm 2020 để trình Quốc hội quyết định.
* Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đầu tư công thời gian qua đã đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là những công trình hạ tầng quan trọng.Đầu tư công chiếm tới 10,7% tổng giá trị GDP, khoảng 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2019. Tình trạng chậm giải ngân đầu tư công từ gần chục năm qua đã tạo ra “nút thắt cổ chai” đối với nền kinh tế.
Cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công gây ra rất nhiều hệ lụy, Thủ tướng nhấn mạnh 4 hậu quả lớn: Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP.Vốn đầu tư công thường là một trong những nguồn lực của các dự án lớn, những hạ tầng quan trọng, nên khi bị chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.
Tình trạng này còn gây lãng phí lớn khi tiền “nằm ở đó mà Chính phủ phải trả thêm chi phí vốn”. Cuối cùng là doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi, nợ nần tăng thêm và uy tín giảm sút.
Chỉ đạo “căn bệnh trầm kha” về chậm giải ngân vốn đầu tư công cần sớm được giải quyết, song, Thủ tướng lưu ý, cùng với tiến độ, vấn đề chất lượng công trình cần phải được chú trọng. Công tác chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng cũng phải được đảm bảo. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức, điều hành, quản lý dự án xây dựng cơ bản.Khi xem xét thi đua, khen thưởng, đề bạt cán bộ cần xem xét nhiệm vụ trong giải ngân vốn đầu tư công; đề cao trách nhiệm nêu gương đối với cán bộ phụ trách xây dựng cơ bản, trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công.
* Nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách Về quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách của các cấp các ngành, từng cơ quan, đơn vị liên quan từ nay đến hết năm 2019 và trong năm 2020 - năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020. Yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần nhận thức sâu sắc, đảm bảo thấm nhuần tư tưởng này đến từng cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên trực tiếp thực hiện công việc này, Thủ tướng cũng chỉ đạo kỷ luật kịp thời nghiêm minh đối với những vi phạm làm chậm, lợi ích nhóm, tham nhũng lãng phí trong xây dựng cơ bản. Các Bộ trưởng, trưởng ngành, các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng; nỗ lực phấn đấu tối đa giải ngân hết số vốn đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 01 đã đề ra.Đối với các bộ, ngành, địa phương có số vốn được giao lớn, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch UBND trực tiếp chỉ đạo thực hiện, phấn đấu quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án hạ trọng điểm, cấp bách, không để kéo dài.
Nhắc đến tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực thi nhiệm vụ này, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết không để tái diễn tình trạng “quyền anh, quyền tôi”, “đổ lỗi cho nhau” như trong thời gian vừa qua mà cần tăng cường hợp tác để giải quyết các vướng mắc trong tiến trình triển khai các dự án. * Thành lập Tổ công tác đặc nhiệm Giao nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư, tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công.Nhấn mạnh tinh thần điều chỉnh vốn đối với các dự án chậm giải ngân sang các dự án khác đang cần vốn, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, rà soát báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh vốn đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020.
Theo dõi tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương, báo cáo tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng để dôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ này.
Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân trong thời hạn 4 ngày làm việc; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư xử lý các vướng mắc phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi. Thủ tướng tán thành đề xuất thành lập tổ công tác đặc nhiệm theo dõi, đôn đốc công tác xây dựng cơ bản.Các bộ, ngành địa phương được phép điều chỉnh bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước 2019 đối với những dự án giải ngân chậm, không có khả năng thực hiện sang các dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư bao gồm những dự án có kế hoạch đầu tư sau ngày 31/10/2018, có khả năng giải ngân, bảo đảm giải ngân hết số vốn 2019.
Thủ tướng quyết định không áp dụng quy định tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư dự án đã được nêu tại Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ đối với các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Tại Hội nghị, Thủ tướng lưu ý công khai làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân thuộc các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương gây chậm trễ, khó khăn làm chậm giải ngân vốn đầu tư công./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công vẫn là một “điểm mờ”
11:05' - 26/09/2019
Việc phân tích, làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân để rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra các giải pháp hiệu quả là rất cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 10 dự án
06:30' - 18/09/2019
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương năm 2019 của 5 địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh sẽ kiểm điểm chủ đầu tư các dự án đầu tư công có tỷ lệ giải ngân thấp
18:58' - 05/09/2019
Các chủ đầu tư các dự án nằm trong Kế hoạch đầu tư công có tỷ lệ giải ngân vốn dưới 30%, UBND tỉnh sẽ kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu.
-
Tài chính
Bộ Tài chính lý giải vì sao giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp
11:39' - 05/09/2019
Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ 8 tháng năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế chủ động thu hút đầu tư vùng Đông Nam bộ
16:20'
Vùng Đông Nam bộ tiếp tục là điểm sáng về thu hút vốn FDI khi lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu liên tục tiếp đón nhiều đoàn doanh nghiệp lớn vào các ngày cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ “điểm nghẽn” để Thành phố Hồ Chí Minh bước vào kỷ nguyên phát triển mới
15:46'
Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm gỡ các “điểm nghẽn” hiện nay để phát triển nhanh và bền vững, bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Chuyến thăm của Quốc vương Norodom Sihamoni góp phần tăng cường tin cậy chính trị Việt Nam-Campuchia
15:45'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia tới Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.