Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Giảm nghèo vẫn là nhiệm vụ trọng yếu của Tây Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
Chiều 20/6, Hội nghị giao ban của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên đã diễn ra tại Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Cùng dự có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên.
*Khó khăn và trở ngại
Sáu tháng đầu năm 2016, Tây Nguyên đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của hạn hán kéo dài, gây thiệt hại trên 5.400 tỷ đồng đối với sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu thiếu ổn định, kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Giá nhiều loại nông sản biến động mạnh ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nhân dân.
Song nhìn chung, với nỗ lực của các tỉnh trong việc tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khu vực Tây Nguyên tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng GRDP khoảng 6,0% so với cùng kỳ năm 2015.
Sản xuất nông nghiệp tuy bị tác động do hạn hán nhưng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều mô hình thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng cây ăn trái, chè, cà phê, rau, hoa... đã góp phần nâng giá trị thu nhập trên một ha đất canh tác.
Tuy đạt nhiều kết quả tích cực nhưng trước mắt và lâu dài, Tây Nguyên đang đứng trước nhiều trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế. Ở toàn vùng, quy mô, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của doanh nghiệp nói riêng nhỏ, yếu.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhiều ngành và lĩnh vực có tiềm năng nhưng chưa phát triển được vì thiếu nguồn lực và sự liên kết. Môi trường đầu tư chậm cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp. Nông nghiệp có lợi thế và có nhiều chuyển biến nhưng khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu hàng hóa và giải quyết đầu ra cho nông sản.
Qua đợt hạn hán đầu năm cho thấy, tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước ở Tây Nguyên đều suy giảm nhanh chóng, đã và đang dẫn đến những ảnh hưởng quá lớn cả trước mắt lâu dài về môi trường sinh thái.
Đây cũng là nguyên nhân chính của khí hậu, thời tiết cực đoan, hạn hán diễn ra gay gắt trên diện rộng và sa mạc hóa khó tránh khỏi ở khu vực này. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi ở Tây Nguyên chưa đáp ứng được nhu cầu tưới; công tác quản lý nguồn nước chưa tốt; việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến và nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước tưới tiết kiệm còn bất cập.
Một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của Tây Nguyên như sản xuất cà phê, cao su, hồ tiêu... tiếp tục bộc lộ khó khăn, hạn chế, nhất là phát triển tự phát ngoài kế hoạch, chưa kiểm soát được dịch bệnh (cây tiêu).
Công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, chủ yếu mới tập trung vào việc hỗ trợ sản xuất, đời sống, tạo thu nhập trước mắt, chưa có nhiều giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm phát triển ngành nghề, giảm nghèo bền vững. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đang phải đối mặt với một khó khăn lớn, tồn tại từ nhiều năm nay đó là tình trạng di cư tự do, đang gây sức ép lớn đến các vấn đề an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế của vùng.
Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên đề nghị Chính phủ xây dựng Đề án phát triển kinh tế-xã hội và hạ tầng cho Tây Nguyên, trong đó có tính tới các giải pháp bền vững, lâu dài, sống chung với biến đổi khí hậu; có chính sách riêng cho việc bảo tồn văn hóa, tiếng nói, chữ viết vùng đồng bào Tây Nguyên.
Đại diện các bộ ngành đề nghị UBND các tỉnh Tây Nguyên chú trọng hơn đến công tác dạy nghề để góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Các cơ quan Trung ương cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa chiến lược của phát triển nông nghiệp đang chiếm hơn 80%GDP của kinh tế Tây Nguyên; đề nghị các tỉnh Tây Nguyên tập trung phát triển những loại nông sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao để tăng thêm thu nhập cho người dân.
* Giảm nghèo vẫn là nhiệm vụ chính trị trọng yếu
Khẳng định giảm nghèo vẫn là nhiệm vụ chính trị trọng yếu của Tây Nguyên, Thủ tướng nhấn mạnh: “Không có khu vực nào nghèo, không sợ nghèo mà lo nhất là thiếu ý chí cho phát triển”. Thủ tướng đề nghị phát huy lợi thế so sánh, nhất là về đất đai màu mỡ khí hậu ôn hòa của vùng Tây Nguyên.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế nhất là nông nghiệp tại Tây Nguyên. Các địa phương trong vùng cũng phải tập trung thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương đã ban hành đối với vùng; tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở mục tiêu tăng trưởng.
Trong quản lý, điều hành, phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; giải quyết tốt vấn đề đất đai, vấn đề nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân; không khuyến khích người dân di cư tự do từ các vùng miền khác nhau đến sinh sống tại Tây Nguyên, thực hiện các biện pháp hiệu quả để xử lý tình trạng này.
Nhắc lại chủ trương của Chính phủ chưa điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2016 theo Nghị quyết Quốc hội đã đề ra, Thủ tướng mong muốn các tỉnh Tây Nguyên tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, nhất là các chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp, công nghiệp…
Thủ tướng cũng gợi ý các địa phương trong vùng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế đặc thù phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh gắn chặt với triển khai hiệu quả cơ chế liên kết vùng để hình thành những ngành hàng, sản phẩm mũi nhọn, giá trị kinh tế cao; không ngừng mở rộng thị trường tiềm năng, nhất là những thị trường lân cận như Lào, Campuchia.
Thủ tướng cũng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên chú trọng hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chỉ số cạnh tranh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; khuyến khích khởi nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19/CP và Nghị quyết 35/CP của Chính phủ , từ đó huy động mọi nguồn lực phục vụ tăng trưởng. Các tỉnh Tây Nguyên chủ động phương án, biện pháp chuẩn bị tốt cho việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như TPP, EVFTA; sẵn sàng cho hội nhập thành công...
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kêu gọi sớm nâng kim ngạch thương mại Việt-Thái lên 20 tỷ USD
20:00' - 16/06/2016
Chiều 16/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Việt Nam và Thái Lan cần nỗ lực để sớm đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 20 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo xung lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển
14:57' - 16/06/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Hà Nội cần đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo của cả nước. Muốn vậy, chính quyền thành phố phải luôn có tinh thần cầu thị, sẵn sàng đổi mới".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc Nam Định đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư
17:25' - 08/06/2016
Ngày 8/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý Nam Định thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nhanh hơn nữa, tránh để lãng phí nguồn lực to lớn này vì hiện nay, Nam Định có tỷ lệ giải ngân thấp, chỉ đạt 19%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.