Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Lễ đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Chính phủ nước ta được tổ chức trang trọng tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản dưới sự chủ trì của Thủ tướng Shinzo Abe với các nghi thức cử Quốc ca Việt Nam và Quốc ca Nhật Bản; duyệt Đội danh dự Nhật Bản. Ngay sau Lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.
Trong bầu không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai Thủ tướng đã trao đổi ý kiến sâu rộng và đạt nhất trí cao về phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể để đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam- Nhật Bản phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Hai bên cũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ và thực chất của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, nông nghiệp, giao lưu giữa các địa phương hai nước.
Thủ tướng Shinzo Abe chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, cảm ơn việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật phát triển toàn diện hơn nữa và mong sớm đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản.
Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tăng cường tiếp xúc bên lề các hội nghị quốc tế, nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai nước; nhất trí tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước và hợp tác chặt chẽ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh. Thủ tướng Abe bày tỏ mong muốn sớm thăm lại Việt Nam.
Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ cùng trao đổi các biện pháp cụ thể để thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế với các nội dung kết nối chiến lược phát triển kinh tế, kết nối nguồn lực sản xuất, kết nối nguồn nhân lực thông qua hợp tác đầu tư, thương mại, viện trợ phát triển chính thức (ODA)...
Thủ tướng Abe khẳng định tiếp tục cung cấp ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội và trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu; nhất trí hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong triển khai kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á và trong triển khai sáng kiến kết nối Mekong-Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nhật Bản ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng thế giới sau năm 2017.
Hai bên nhất trí phối hợp thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thông qua việc triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt - Nhật trong năm 2016; khẳng định hợp tác chặt chẽ triển khai Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt-Nhật đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn về cơ sở hạ tầng hai nước, trong đó có dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2....
Hai bên đã trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện để các mặt hàng nông sản của hai nước vào thị trường của nhau như thanh long ruột đỏ của Việt Nam và lê của Nhật Bản.
Hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực y tế, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam vào Nhật Bản, tiếp tục triển khai dự án trường Đại học Việt-Nhật, thúc đẩy hợp tác du lịch và giao lưu giữa người dân hai nước.
Liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Abe đã công bố cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại khẩn cấp 300 triệu yen (2,5 triệu USD) để hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn và khẳng định Nhật Bản sẽ cùng Việt Nam nghiên cứu các giải pháp trung và dài hạn và sẵn sàng xem xét cung cấp vốn vay ODA để xây dựng các đập, hồ chứa nước và hỗ trợ trên cơ sở đề nghị cụ thể của Việt Nam trước mắt sẽ sớm cử đoàn khảo sát của JICA đối với Dự án quản lý nước ở tỉnh Bến Tre.
Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Thủ tướng Abe khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong chuẩn bị Năm APEC 2017. Chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là những hành động tôn tạo, xây đảo quy mô lớn.
Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; các bên liên quan không có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hóa trên Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các Bộ ngành và cơ quan hai nước trao đổi 5 văn kiện ký kết, trong đó có 4 văn kiện về vốn vay ODA với tổng số tiền là 166 tỷ yen (tương đương 1,5 tỷ USD) gồm: Công hàm trao đổi Dự án Tuyến đường sắt đô thị số I Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên; (3 Hiệp định vay cho 3 dự án: Xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải (54,982 tỷ yen tương đương 500 triệu USD); Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (khoản vay lần 3) (20,967 tỷ yen tương đương 191 triệu USD); Tuyến đường sắt đô thị số I Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (khoản vay lần 3) (trị giá 90,175 tỷ yen tương đương 820 triệu USD) và Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Tập đoàn Hàng không ANA Holdings Inc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng
20:52' - 27/05/2016
Sáng 27/5, tại Ise-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp thứ nhất Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị G7 mở rộng
17:23' - 27/05/2016
Phát triển bền vững trên cơ sở hội nhập khu vực và quốc tế hiệu quả là định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam, trong đó cơ sở hạ tầng là một trong ba đột phá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon
21:40' - 26/05/2016
Chiều 26/5, nhân dịp thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có hàng loạt các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng hoan nghênh Nhật Bản mở cửa thị trường cho trái cây Việt Nam
17:31' - 26/05/2016
Ngày 26/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Nhật Bản mở cửa thị trường cho trái cây Việt Nam và mong muốn tiếp tục đưa nhiều hơn các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam tới người tiêu dùng Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị G7 mở rộng
15:49' - 26/05/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới sân bay Chubu, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.