Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng
Sáng 27/5, tại Ise-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp thứ nhất Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng:
Thưa Ngài Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,Thưa các nhà Lãnh đạo,
Thưa Quý vị,
Tôi trân trọng cảm ơn Thủ tướng Shinzo Abe đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước G7 mở rộng. Chúng tôi hoan nghênh những chủ đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của hội nghị. Đây thực sự là những vấn đề quan trọng và cấp bách đối với hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và cả thế giới nói chung. Theo tinh thần đó, tôi có một số ý kiến sau:
Thứ nhất, phát triển bền vững trên cơ sở hội nhập khu vực và quốc tế hiệu quả là định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam, trong đó cơ sở hạ tầng là một trong ba đột phá của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Việt Nam đánh giá cao sáng kiến của Nhật Bản về Đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở châu Á và sáng kiến Kết nối Mê Công-Nhật Bản. Chúng tôi cũng hoan nghênh sự hỗ trợ của các nước G7 khác, trong đó có Mỹ và Nhóm Những người bạn của Hạ nguồn Mê Công (FLM) cho sự phát triển bền vững của lưu vực Mê Công với sáng kiến mới về Chương trình cơ sở hạ tầng bền vững (SIP).
Nhân dịp này, chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các nước G7 tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng một cách bền vững.
Thứ hai, Việt Nam khẳng định lại cam kết chung tay hành động thực hiện thỏa thuận lịch sử đã đạt được tại COP-21 Paris vừa qua. Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ rất nhanh chóng.Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam - một vựa lúa quan trọng của thế giới - đang phải chịu hạn hán và xâm mặn nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm qua, đe dọa cuộc sống và sản xuất của hàng triệu người dân, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam và của cả khu vực và thế giới.
Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản, các nước G7 và ADB trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Công, cũng như sự ủng hộ hiệu quả của các đối tác phát triển dành cho Ủy hội Mê Công quốc tế. Chúng tôi mong các nước G7 và các tổ chức đa phương tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam và các nước Mê Công tăng cường hợp tác quản lý và bảo vệ nguồn nước, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và chống hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long - hạ lưu sông Mê Công.
Thứ ba, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng hòa bình và phát triển của Việt Nam gắn chặt với hòa bình và thịnh vượng chung của thế giới. Đóng góp giải quyết các thách thức chung của khu vực và thế giới là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào.
Việt Nam đã giảm nghèo thành công, từ 2010 trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp và đang tích cực thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững đến 2030 của Liên hợp quốc (SDGs). Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với nguồn lực khiêm tốn của mình, Việt Nam đã cố gắng đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, vì phồn vinh và hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, trong đó có việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và tích cực hỗ trợ các nước kém phát triển hơn ở châu Phi theo mô hình ba bên giữa Việt Nam, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và châu Phi cũng như giữa Việt Nam, Nhật Bản và châu Phi.
Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với các nước G7 và các tổ chức quốc tế theo mô hình này để chia sẻ kinh nghiệm phát triển của mình với các nước ở châu Phi cũng như ở châu Á và Mỹ La-tinh.
Nhân dịp này, tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh những sáng kiến mới của Nhật Bản trong các lĩnh vực quan trọng như bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển ở Trung Đông, chăm sóc y tế, bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ, cũng như những nỗ lực của Nhật Bản hỗ trợ châu Phi trong đó có khuôn khổ Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD).
Chúng tôi cũng đánh giá cao quyết định của Nhật Bản mở rộng Chương trình cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bao gồm thêm cả lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, và hỗ trợ cả các khu vực khác chứ không chỉ châu Á.
Thứ tư, sự phồn vinh và phát triển bền vững ở Việt Nam, châu Á và trên thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu có một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định. Chúng ta đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh của khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Các hành động đơn phương, trái pháp luật quốc tế và thỏa thuận khu vực, như bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, làm thay đổi nguyên trạng và tăng cường quân sự hóa đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tình hình đó đòi hỏi các quốc gia liên quan cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tuân thủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Cùng với các nước ASEAN, chúng tôi hoan nghênh các nước G7 đã có tiếng nói mạnh mẽ, ủng hộ các nỗ lực bảo đảm an ninh, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thỏa thuận khu vực và mong muốn các nước G7 và cộng đồng quốc tế tiếp tục đóng góp có trách nhiệm vào củng cố môi trường hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Xin trân trọng cảm ơn các quý vị./.
Xem thêm:>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị G7 mở rộng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị G7 mở rộng
17:23' - 27/05/2016
Phát triển bền vững trên cơ sở hội nhập khu vực và quốc tế hiệu quả là định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam, trong đó cơ sở hạ tầng là một trong ba đột phá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon
21:40' - 26/05/2016
Chiều 26/5, nhân dịp thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có hàng loạt các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị G7 mở rộng
15:49' - 26/05/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới sân bay Chubu, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trả lời phỏng vấn một số hãng thông tấn, báo chí lớn của Nhật Bản
19:30' - 25/05/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Mi-ê, Nhật Bản từ ngày 26-28/5/2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Thương mại 5.400 tỷ đồng ở Cần Thơ sẽ khởi công ngày 26/4
20:13'
Dự án Trung tâm Thương mại Aeon Mall Cần Thơ với tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng sẽ chính thức khởi công vào ngày 26/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:12'
Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm khởi động cùng đại Lễ
20:04'
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn đồng loạt khởi công, khánh thành trên khắp cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng thông tin về tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc sẽ thông xe từ ngày 19/4
19:23'
Tối 18/4, Bộ Xây dựng đã thông tin chi tiết về phương án tổ chức giao thông các tuyến cao tốc Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
19:17'
Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 19/4, sẽ thông xe kỹ thuật hàng loạt dự án cao tốc Bắc – Nam
19:08'
Bộ Xây dựng cho biết sẽ tổ chức lễ thông xe kỹ thuật một số dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ)
17:51'
Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển năng lượng nguyên tử để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
17:49'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thông điệp, Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử, trong đó có điện hạt nhân, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
WB quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
15:48'
WB khẳng định rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Hiện WB đã cử thêm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm đến Việt Nam để phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hợp tác giữa hai bên.