Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành Công thương phải phấn đấu đạt tăng trưởng xuất khẩu 10%
Chiều 12/7, phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Công thương, thay mặt Chính phủ, biểu dương thành tích của ngành Công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn ngành khắc phục các khó khăn, trở ngại, phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu 10%, đạt bằng và cao hơn chỉ tiêu năm 2015 , đóng góp vào thành tích tăng trưởng GDP chung của cả nước.
Nỗ lực vượt khó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới, nhất là giá dầu giảm sâu, cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế như hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở miền Trung Tây nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long, sự cố môi trường biển miền Trung, những thành tích của ngành Công thương là rất đáng ghi nhận.
Thủ tướng biểu dương kết quả hoạt động kích cầu, thúc đẩy xuất khẩu của ngành Công thương trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu giảm; thị trường trong nước tiếp tục được phát triển. Ghi nhận nỗ lực trong cải cách hành chính của ngành được triển khai mạnh mẽ, Thủ tướng cho biết, “Bộ Công thương là bộ ít bị doanh nghiệp kêu ca”.
Thủ tướng cũng đánh giá nhiệm vụ hợp tác quốc tế, xây dựng pháp luật cũng được ngành triển khai tốt; một số doanh nghiệp của ngành đã phát huy được vai trò đầu tàu trong các lĩnh vực trọng yếu an ninh năng lượng, lương thực của đất nước.
Phân tích sâu các lĩnh vực quản lý của Bộ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, nhất là chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp; tốc độ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước tại một số doanh nghiệp trực thuộc còn chậm; công tác cán bộ còn một số bất cập, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Thủ tướng cũng cho rằng, nhiệm vụ thông tin, truyền thông và nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp và công chức của ngành còn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu hội nhập. Hoạt động tổ chức thị trường trong nước còn hạn chế; việc thiết kế, tổ chức không gian kinh tế thương mại chưa thể hiện rõ được hiệu quả liên kết vùng; hệ thống thể chế chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế.
Chỉ ra thách thức đối với ngành Công thương trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng cạnh tranh quốc gia, xử lý tốt các nhiệm vụ chống độc quyền, chống phá giá; hoàn thiện chiến lược phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn; không ngừng hoàn thiện thể chế hướng đến tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước
Giao nhiệm vụ cho ngành Công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước theo hướng Nhà nước cần tập trung vào những việc thị trường làm không tốt; đồng thời làm tốt hơn nữa việc tổ chức thị trường, đảm bảo minh bạch, chống độc quyền. Định hướng này cần thực hiện nhất quán trong toàn ngành Công thương, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Bộ nỗ lực để lĩnh vực công nghiệp, thương mại trong nước phát triển nhanh; tăng trưởng kết nối chuỗi giá trị toàn cầu. Bộ Công thương phải có chính sách phù hợp để huy động được khu vực tư nhân tham gia tích cực hơn vào tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Muốn vậy doanh nghiệp Nhà nước phải nhỏ đi, hiệu quả hơn, doanh nghiệp tư nhân phải không ngừng lớn mạnh, Thủ tướng nêu rõ.
Để thực hiện được các yêu cầu này, Thủ tướng cho rằng, Bộ Công thương phải nhất quán phương pháp làm việc với tinh thần khởi nghiệp, phục vụ doanh nghiệp; phải xây dựng hệ thống thông tin đánh giá kịp thời; đổi mới cách làm quy hoạch, xây dựng chiến lược, định hướng thị trường. “Nếu làm theo tư duy cũ, kế hoạch hóa sẽ thất bại”, Thủ tướng khẳng định.
Nhấn mạnh tới hướng xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm phục vụ, kiên quyết bảo vệ môi trường trong đó có bao gồm cả môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường cạnh tranh, đặc biệt là môi trường sống của người dân, Thủ tướng khẳng định: Chúng ta kiên quyết không đặt mục tiêu phát triển bằng bất cứ giá nào, không phát triển bằng cách hy sinh đời sống của người dân.
Cũng tại buổi là việc, đề cập đến bài học từ sự cố Formosa, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước, trước Thủ tướng và nhân dân nếu để tiếp tục để xảy ra thảm họa môi trường.
Doanh nghiệp phải đi bằng đôi chân của mình ra biển lớn
Nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Singapor Lý Quang Diệu với ý nghĩa cần hướng đến việc ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, vươn ra biển lớn, Thủ tướng khẳng định, ngành Công thương phải là chủ thể trong thực hiện mục tiêu này.
Từ mục tiêu này, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương hạn chế, tiến tới chấm dứt cơ chế xin cho, kiên quyết loại bỏ doanh nghiệp Nhà nước yếu kém, thua lỗ bởi đây cũng là quy luật của cơ chế thị trường; đồng thời chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm trong quản lý. “Mọi doanh nghiệp phải đi bằng đôi chân của mình ra biển lớn, đó là quy luật cạnh tranh quốc tế”, Thủ tướng nói.
Lưu ý lãnh đạo Bộ tập trung vào nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, Thủ tướng gợi ý cần đặt mục tiêu sao cho trúng, có thể đong đo được để thuận tiện đánh giá, kiểm soát việc thực hiện; đồng thời, nghiên cứu, ban hành những chính sách ưu đãi phù hợp, tạo động lực cho chủ thể của nền kinh tế phát triển.
Góp ý những giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu ngành Công thương thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu tăng sản lượng khai thác dầu khí đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tất cả các ngành hàng, Tập đoàn, Tổng Công ty phải tập trung vào nhiệm vụ phát triển sản xuất, coi đó là giải pháp quan trọng nhất để góp phần tăng trưởng, Thủ tướng nêu rõ.
Nhắc lại quyết tâm của Chính phủ chưa rút chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, Thủ tướng mong muốn ngành Công thương cả nước tập trung tái cơ cấu, nâng cao sức sản xuất, năng lực cạnh tranh của từng ngành, từng lĩnh vực, nỗ lực phấn đấu cao nhất đạt bằng và cao hơn chỉ tiêu năm 2015; đặc biệt là nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động này, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng10%; Các chỉ số khác như công nghiệp chế biến, khai khoáng cũng cần phấn đấu phải tăng trưởng phù hợp; đồng thời mở rộng khâu bán lẻ theo hướng hiện đại, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong nhân dân.
Bộ cũng phải chú ý tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn xử lý hiệu quả hơn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Bộ Công thương cũng phải là đơn vị đi đầu trong cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, Thủ tướng mong muốn.
Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng chỉ rõ bất cập của Bộ Công thương vẫn để tình trạng bộ máy cồng kềnh dẫn đến kỷ cương bị buông lỏng, hiệu quả hoạt động thấp. Theo đó, Bộ Công thương hiện có tới 30 vụ, cục và đơn vị ngang vụ; 10 trường đại học; 22 trường cao đẳng, 11 Tập đoàn, Tổng Công ty với hàng vạn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Thủ tướng yêu cầu cần tái cơ cấu ngay tại bộ máy, tổ chức của bộ để phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước.
Nhắc lại truyền thống quý báu của Bộ Công thương – đơn vị vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chính phủ kỳ vọng cán bộ, công chức, người lao động thuộc Bộ Công thương sẽ đúc kết kinh nghiệm, nâng cao trách nhiệm; tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; duy trì và phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề trong thời điểm hiện nay.
Nhiều dấu hiệu tích cực cho tăng trưởng
Theo báo cáo tại hội nghị, ngành Công Thương bước vào năm 2016 với một số thuận lợi nhưng đã phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp mới nảy sinh. Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy sự phục hồi chậm và chưa vững chắc, nhiều nền kinh tế chủ chốt trên thế giới tiếp tục gặp phải khó khăn.
Ở trong nước, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ở mức 5,52%, là mức tăng chậm hơn cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2015 nhưng IIP (chỉ số sản xuất công nghiệp) của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng khả quan 10,1% (cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 10%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng khá, đạt mức 9,5% (so với mức tăng 9,8% của 6 tháng đầu năm 2015)... Đây là những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng của những tháng cuối năm 2016./.
Xem thêm:
>> Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Đa-chi-an Chô-lốt-xơ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
10:48' - 03/07/2016
Thủ tướng đề nghị Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là phát triển thế mạnh chăn nuôi tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum về tình hình kinh tế-xã hội nửa đầu năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không áp đặt tư duy cũ trong cải cách hành chính
16:24' - 30/06/2016
Thủ tướng lưu ý không áp đặt tư duy cũ vào các văn bản hướng dẫn để cải cách thủ tục hành chính, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành “Hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”
20:30' - 27/06/2016
Thành phố Hồ Chí Minh phải được xây dựng thành một thành phố thông minh với khả năng kết nối sâu vào chuỗi giá trị khu vực và quốc tế, cạnh tranh được với những thành phố khu vực châu Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết không để lợi ích nhóm chi phối chính sách
18:52' - 23/06/2016
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật sáng 23/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển ngành Halal Việt Nam thông qua hợp tác quốc tế
22:02' - 28/06/2022
Chiều 28/6, Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị “Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam” tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Kinh tế Trung ương: Đô thị thông minh cần có tính kết nối khu vực và quốc tế
21:03' - 28/06/2022
Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và thế giới” đã diễn ra tại Hải Phòng vào ngày 28/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát đặc biệt tiến độ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
18:52' - 28/06/2022
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt được khởi công từ tháng 5/2021 nhưng mãi đến giữa tháng 2/2022 mới ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng vì vậy, dự án mới thực sự được thi công trên toàn tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, khoáng sản làm vật liệu
18:35' - 28/06/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng giai đoạn 2021 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Sớm có biện pháp phù hợp ngăn khủng hoảng hệ thống y tế
18:23' - 28/06/2022
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ và ngành Y tế cần sớm giải quyết những vướng mắc, nhất là bất cập trong đấu thầu vật tư y tế để ngăn chặn khủng hoảng hệ thống y tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy để tăng giá trị và giảm chi phí sản xuất
18:05' - 28/06/2022
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc tăng giá trị, giảm chi phí không phải là đối phó với giá vật tư đầu vào tăng cao mà là sự thay đổi tư duy phát triển khi chuyển sang nền kinh tế nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 14 tỷ USD vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng
17:25' - 28/06/2022
Tính đến ngày 20/6, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Nam Tp.Hồ Chí Minh sẽ được định hướng phát triển như thế nào?
16:17' - 28/06/2022
Định hướng phát triển Quận 7 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 sẽ thành trung tâm y tế, giáo dục, thể thao chất lượng cao ở phía nam Tp.Hồ Chí Minh; phát triển dịch vụ, thương mại kết hợp du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/7, VEC sử dụng hóa đơn điện tử trên các tuyến cao tốc
15:42' - 28/06/2022
Kể từ 0h00’ ngày 1/7/2022 các trạm thu phí trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác sẽ không phát hành hóa đơn tự in (hoặc hóa đơn in sẵn) thay vào đó là hóa đơn điện tử.