Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thái Bình cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Sau 1 ngày khảo sát kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp; việc khắc phục hậu quả cơn bão số 1, sáng 8/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các bộ, ngành trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Bình.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị Thái Bình phải không ngừng sáng tạo, chủ động tìm những hướng đi, cách làm mới đưa mảnh đất trù phú, giàu truyền thống cách mạng này, tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tiếp theo.
Trước cơn bão số 1, Thái Bình là một trong những địa phương đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 là 8,03%, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Lúa – thế mạnh của Thái Bình tiếp tục được mùa, năng suất đạt đến 71,5 tạ/ha.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, thu ngân sách trên địa bàn đạt đến 85% dự toán, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp thành lập mới tại Thái Bình cùng thời gian này tăng đến gần 40%.
Thái Bình cũng là địa phương tiêu biểu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ 8 xã thuộc 8 huyện được chọn làm điểm, chương trình đã trở thành phong trào sâu rộng, hiệu quả trong toàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 164 xã (chiếm 62,4%) đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó huyện Hưng Hà được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Tuy nhiên, do cơn bão số 1 đổ bộ vào Thái Bình có tốc độ nhanh, mạnh và lâu hơn so với dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương nên mặc dù đã tập trung phòng, chống bão, song vẫn để lại những ảnh hưởng rất nặng nề đến cơ sở hạ tầng, sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.
Toàn tỉnh có trên 50.000 ha lúa bị ngập úng nặng; trên 7.000 ha cây ăn quả, hàng vạn cây lâu năm và cây bóng mát bị gãy, đổ; trên 10 ngàn ha ao nuôi cá nước ngọt, đầm nuôi trồng thủy sản mặn, lợ và hàng ngàn cột điện gãy, nứt.
Ngoài ra, hàng trăm phòng học, nhà làm việc và hàng ngàn nhà dân bị tốc mái… tổng thiệt hại do bão số 1 gây ra theo ước tính ban đầu khoảng 2.500 tỷ đồng.
Công tác cải cách hành chính của Thái Bình cũng là một điểm sáng với 100% thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm hành chính công 2 cấp của tỉnh (tỉnh và huyện); tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Bên cạnh việc đề nghị Chính phủ hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 1, Thái Bình cũng kiến nghị Chính phủ xem xét, cho phép triển khai một số dự án cơ sở hạ tầng, văn hóa lớn; trong đó đáng chú ý có dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa với chiều dài khoảng 44,5km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.668 tỷ đồng.
Đại diện các bộ, ngành đề nghị Thái Bình cần chú trọng hơn nữa nhiệm vụ nâng cao chỉ số cạnh tranh; mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông đang là một hạn chế lớn của tỉnh để tăng cường thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc lấy kinh tế nông nghiệp làm nòng cốt thì vẫn cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế khu công nghiệp. Tỉnh cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp để nâng cao quy mô và số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn tương đối nhỏ và mỏng.
Việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng cần tái cơ cấu mạnh hơn, trên cơ sở phù hợp với đặc thù dải đất Thái Bình giàu phù sa, có nhiều cửa sông, cửa biển bao bọc; cần chọn lại cây trồng vật nuôi phù hợp.
Chia sẻ với chính quyền và nhân dân Thái Bình về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 1 vừa qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, tăng trưởng của tỉnh, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ hỗ trợ kịp thời để nhân dân Thái Bình sớm ổn định, khôi phục sản xuất; không để đất sản xuất trống vì thiếu giống, thiếu vốn.
Thủ tướng ghi nhận những kết quả của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Nếu hoàn thành chỉ tiêu đạt 267 xã nông thôn mới vào cuối năm 2016, Thái Bình là địa phương hàng đầu cả nước về thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng cũng biểu dương Thái Bình về công tác cải cách hành chính với những cách làm đem lại kết quả rõ nét, nhất là mô hình trung tâm hành chính công hai cấp đang được triển khai.
Chỉ ra một số điểm hạn chế của tỉnh trong tái cơ cấu nông nghiệp như: Hệ thống bán lẻ chưa thực sự được tổ chức tốt; đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả, Thủ tướng cũng nhận định Thái Bình còn hạn chế về cách thức tổ chức lại sản xuất; thu ngân sách tăng nhưng tích lũy nội bộ của nền kinh tế còn thấp.
Định hướng những nội dung lớn trong chính sách phát triển kinh tế tỉnh, Thủ tướng mong muốn Thái Bình phấn đấu đưa kinh tế nông nghiệp đến năm 2020 đạt giá trị 400 – 500 triệu đồng/ha.
Muốn làm được điều này, cần thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của doanh nghiệp vào kinh tế nông nghiệp. Bộ máy hành chính từ tỉnh đến xã cần tinh gọn hơn, gần dân hơn, minh bạch, công khai, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng gợi ý.
Ngoài ra, Thái Bình còn cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhất là trong nông nghiệp gắn liền với ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế tại chỗ nhất là than, khí đốt; phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp lớn đối với phát triển quê hương.
Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong sản xuất; quan tâm hơn nữa các đối tượng chính sách và phấn đấu giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho người có công.
Thủ tướng giao lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết một số kiến nghị về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và UBND tỉnh Thái Bình về việc thúc đẩy hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn.
- Từ khóa :
- Quang Vũ – Xuân Tiến
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khảo sát thực tế chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thái Bình
20:51' - 07/08/2016
Chiều 7/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến xã Bình Định để tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của chính quyền và nhân dân trong xã sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
10:48' - 03/07/2016
Thủ tướng đề nghị Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là phát triển thế mạnh chăn nuôi tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum về tình hình kinh tế-xã hội nửa đầu năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.