Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục các hoạt động tại WEF 2017
Chiều 19/1 theo giờ Việt Nam, bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 47 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 2017) tại Davos, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi đối thoại cởi mở và thẳng thắn với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và một số lĩnh vực liên quan. Đây cũng là những doanh nghiệp thành viên của WEF.
Phát biểu tại buổi đối thoại, với tinh thần cởi mở, thông tin đến các nhà đầu tư về môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi diện mạo thế giới cũng như phương thức sống và làm việc của con người.Tại Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển bùng nổ và từng bước “thông minh hóa” nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục…
Trong 10 năm qua, Việt Nam là một trong những thị trường công nghệ thông tin, viễn thông tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.Hiện nay, khoảng 60% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới và có hơn một nửa dân số sử dụng Internet. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu điện thoại, máy vi tính, máy ảnh và các loại linh kiện đạt hơn 55 tỷ USD. Việt Nam nằm trong tốp 10 khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tốp 30 thế giới về gia công phần mềm.
Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đứng trong tốp 10 thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Năm 2017, Việt Nam đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh APEC, với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, trong đó có chương trình ưu tiên là tăng cường năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên số và đổi mới, sáng tạo về công nghệ thông tin là một động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu. Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị, chiều 19/1, theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thảo luận “Tương lai nền sản xuất dưới góc độ chiến lược khu vực”. Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, một trong những định hướng của Việt Nam là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đổi mới, sáng tạo, trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thông tin đến các đại biểu tham dự phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, từ một nước nghèo, kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, có nền kinh tế thị trường, đang phát triển năng động và hội nhập ngày càng sâu rộng.Việt Nam hiểu rằng không thể tiếp tục dựa vào các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt và nguồn lao động rẻ để phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư nên đang tập trung vào một số định hướng quan trọng.
Những định hướng đó là đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao, ứng dụng khoa học công nghệ và sử dụng lao động chất lượng cao, đồng thời tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia, xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân, doanh nghiệp Việt Nam, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và nỗ lực tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp.Năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có hơn 110.000 doanh nghiệp thành lập trong một năm, bình quân 1 giờ đồng hồ có 12 doanh nghiệp mới ra đời, đặt mục tiêu đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp, hỗ trợ khoảng 600 doanh nghiệp với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới.
Bên cạnh đó, định hướng của Việt Nam là đẩy mạnh hội nhập quốc tế để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo ở trong nước. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia Cộng đồng ASEAN, đã ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán bốn FTA mới, trong đó có Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ủng hộ hợp tác phát triển hạ tầng của Ngân hàng Phát triển châu Á, hợp tác Mê Công - Lan Thương, hợp tác “Một vành đai, Một con đường”. Điều đó giúp Việt Nam tiếp cận thị trường của 55 đối tác, gồm các nước Nhóm bảy nền kinh tế phát triển và 15/20 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và nổi hàng đầu thế giới. Trước đó, sáng 19/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo, Chủ tịch tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) Jack Ma. Tại buổi tiếp Chủ tịch WB Jim Yong Kim, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và đóng góp quan trọng của WB trong phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam; cảm ơn WB tích cực ủng hộ Việt Nam được hưởng cơ chế chuyển tiếp tốt nghiệp vốn vay ưu đãi phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong kỳ IDA 18 (2018-2021), mời Chủ tịch WB dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.Chủ tịch WB bày tỏ ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua, khẳng định WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển trong thời gian tới, đánh giá kết quả IDA 18 có nhiều yếu tố thuận lợi cho Việt Nam, mong muốn Việt Nam phối hợp với WB huy động các nguồn vốn bổ sung cho WB, sẵn sàng tham dự các hoạt động trong Năm APEC 2017.
Tại buổi tiếp Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi trọng vai trò của hệ thống thương mại đa phương với nòng cốt là WTO, thông báo Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WTO hỗ trợ Việt Nam đào tạo, nâng cao năng lực trong triển khai các hiệp định của WTO, đàm phán thương mại, xử lý tranh chấp. Tại buổi tiếp Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Jack Ma, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc những năm gần đây tiếp tục phát triển tích cực.Khẳng định Chính phủ hai nước luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kinh doanh, đầu tư trong những lĩnh vực hai nước cùng có lợi, đánh giá cao tập đoàn Alibaba và cá nhân Chủ tịch Jack Ma là tấm gương sáng về khởi nghiệp cho các doanh nghiệp.
Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Jack Ma tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với các doanh nghiệp Việt Nam. Chủ tịch Jack Ma đánh giá Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng với dân số trẻ, cho biết tập đoàn Alibaba đang xây dựng kế hoạch hợp tác với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghệ số.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ báo chí quốc tế bên lề Hội nghị WEF 2017
15:30' - 19/01/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ với các cơ quan thông tấn, báo chí quốc tế đang có mặt tại Davos, Thụy Sĩ, đưa tin các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị thường niên WEF 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự các hoạt động của Hội nghị WEF
10:50' - 19/01/2017
Trong khuôn khổ hội nghị WEF, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp và làm việc với Thủ tướng Áo C. Kern, Chủ tịch WEF K. Schwab , Chủ tịch ADB T. Nakao, Chủ tịch tập đoàn Microsoft B.Smith
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường dự Hội nghị WEF tại Davos
12:15' - 17/01/2017
Sáng 17/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Việt Nam thăng hạng về môi trường thương mại toàn cầu
13:50' - 02/12/2016
Môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016", lên vị trí 73/136 nền kinh tế được đánh giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về khu vực Mê Công 2016
19:38' - 25/10/2016
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của khu vực Mê Công ở Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương, tiềm năng phát triển to lớn của khu vực Mê Công.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.