Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Trung Quốc trong gần 7 năm qua, mở ra hy vọng đưa mối quan hệ song phương vốn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng bước sang một giai đoạn mới.
Theo hãng thông tấn Kyodo, phát biểu với báo giới tại Văn phòng Thủ tướng trước thềm chuyến thăm, Thủ tướng Abe nhấn mạnh "Nhật Bản và Trung Quốc cùng gách vác trách nhiệm lớn đối với thịnh vượng khu vực và thế giới", vì vậy, ông mong muốn có các cuộc đối thoại thẳng thắn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường về nhiều vấn đề toàn cầu.
Thủ tướng Nhật Bản cho biết trong chuyến thăm này, ông dự kiến sẽ trao đổi quan điểm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về các nỗ lực song phương nhằm thúc đẩy một hệ thống thương mại tự do và công bằng, cũng như đưa Biển Hoa Đông “thành vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị”.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tiếp Thủ tướng Abe ngay sau khi nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Bắc Kinh và ông Abe sẽ dự buổi tiệc chiêu đãi nhân kỷ niệm 40 năm ngày hiệp ước hòa bình và hữu nghị giữa hai nước có hiệu lực.
Ngày 26/10, Thủ tướng Abe sẽ có các cuộc hội đàm riêng rẽ với Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông cũng sẽ tham dự tiệc chiêu đãi do Chủ tịch Tập Cận Bình và Phu nhân chủ trì.
Nhằm thúc đẩy các chuyến thăm song phương cấp cao, Thủ tướng Abe mong muốn mời Chủ tịch Trung Quốc thăm Nhật Bản vào tháng 6/2019, nhân dịp Nhật Bản đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G 20) ở Osaka.
Theo các nguồn tin Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng, Thủ tướng Lý Khắc Cường có thể đồng ý thúc đẩy liên kết các nền kinh tế khu vực. Hai thủ tướng dự kiến cũng sẽ thông qua việc gia hạn hoán đổi tiền tệ, trị giá khoảng 3.000 tỷ yen (tương đương 26,6 tỷ USD), nhằm ứng phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính.
Thủ tướng Abe dự kiến sẽ thông báo cho Thủ tướng Lý Khắc Cường về việc Nhật Bản sẽ ngừng các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Trung Quốc, vốn đã được thực hiện trong suốt 40 năm qua, song thay vào đó đề xuất thiết lập cơ chế đối thoại mới giữa hai nước nhằm thảo luận việc hợp tác, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển.
Về lĩnh vực an ninh, Thủ tướng Abe và các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ nhất trí hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Hai nước cũng sẽ ký kết thỏa thuận tạo điều kiện cho việc phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trong trường hợp xảy ra tai nạn trên biển.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng trong nhiều năm qua do các vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku trên biển Hoa Đông, trong khi Trung Quốc cũng nhận chủ quyền đối với quần đảo này và gọi là Điếu Ngư (Diaoyu). Căng thẳng gia tăng sau khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo này năm 2012./.
>>> Khả năng Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhật Bản ngừng cấp ODA cho Trung Quốc từ tài khóa tới
15:16' - 23/10/2018
Các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 23/10 cho biết nước này đã quyết định ngừng các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Trung Quốc vào tài khoá tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khởi động đàm phán thương mại với Anh, EU và Nhật Bản
12:28' - 17/10/2018
Giới chức Mỹ ngày 16/10 đã thông báo kế hoạch khởi động đàm phán về các hiệp định thương mại song phương riêng rẽ với Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ muốn gắn vấn đề tránh phá giá tiền tệ vào thỏa thuận thương mại với Nhật Bản
16:10' - 13/10/2018
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 13/10 cho biết, Washington muốn đưa vào thỏa thuận thương mại tương lai với Nhật Bản một nội dung về ngăn chặn các hoạt động phá giá đồng tiền để cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48'
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30'
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.