Thủ tướng: Niềm tin của doanh nghiệp và thị trường đã được khôi phục
Sáng 30/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8 với rất nhiều nội dung về xây dựng thể chế và tiến hành đánh giá, kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2016.
Theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, phiên họp diễn ra trong bối cảnh không khí sản xuất kinh doanh, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, của xã hội và thị trường và nhân dân đang được khôi phục, cải thiện mạnh mẽ, tạo không khí phấn đấu thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2016.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, điểm lại tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đất nước ta đã hứng chịu hai cơn bão, dù đã nỗ lực phòng chống, nhưng thiệt hại vẫn xảy ra, nhất là ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Cùng thời gian này, Thủ tướng đã chủ trì một cuộc họp trực tuyến toàn quốc về môi trường và sẽ sớm ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này với tinh thần Chính phủ quyết tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương không chạy theo lợi ích kinh tế mà phải chú trọng bảo vệ môi trường, đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là sau bài học Formosa tại Hà Tĩnh.Cũng trong tháng 8 đã diễn ra hội nghị ngoại giao lần thứ 29 được tổ chức rất quy mô là sự kiện quan trọng của ngành ngoại giao cả nước. Qua kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội với các địa phương của lãnh đạo Chính phủ cho thấy, không khí sản xuất kinh doanh, niềm tin thị trường, niềm tin xã hội được nâng lên mạnh mẽ. Các địa phương đang nỗ lực đổi mới tư duy, hành động và kiến tạo; coi cộng đồng doanh nghiệp là động lực của tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp. Thủ tướng cho rằng, các địa phương đã nhận thức được điều này, nhất là với những tỉnh khó khăn; song song với đó là khát vọng phấn đấu để địa phương mình không còn nghèo, không còn phải trợ cấp ngân sách trong nhiệm kỳ này.
Thủ tướng cũng đánh giá, thời gian qua, kỷ cương, phép nước được củng cố, trong đó nhiều vụ phá rừng được nghiêm trị, một số cán bộ vi phạm trong một số lĩnh vực bị xử lý nghiêm. Thủ tướng hoan nghênh Tổ kiểm tra đôn đốc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và Phó Thủ tướng và đã kiểm tra các bộ, từ đó đảm bảo các chỉ đạo đi vào cuộc sống, thể hiện lời nói và việc làm đi liền với nhau. Thủ tướng cho biết, về chủ trương cổ phần hóa những doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty bia Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công ty bia Hà Nội (Habeco) cũng như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), những đơn vị có lợi nhuận “khủng” trong nền kinh tế, Chính phủ quán triệt tinh thần “thị trường”. Theo đó, hoạt động cổ phần hóa phải công khai minh bạch, thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán, đấu giá quốc tế và trong nước, chống tiêu cực, lợi ích nhóm. Điều đó thể hiện Chính phủ đã công khai, minh bạch để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, đánh giá, kiểm điểm công tác trên tinh thần “lời nói đi đôi với việc làm”, kiểm tra xem bộ máy có thực sự chuyển động, có hướng về người dân và doanh nghiệp, có tạo nên sự phát triển hay không? Trong phiên họp thường kỳ này, dự kiến Chính phủ dành một ngày rưỡi để các thành viên Chính phủ thảo luận, cho ý kiến vào 5 dự thảo luật, 1 nghị định, 1 pháp lệnh và một số văn bản quan trọng khác. Ngoài việc lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, Thủ tướng yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm khả thi, hợp lý, thực sự là Chính phủ kiến tạo, thoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phải đánh giá kỹ tác động của chính sách đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, coi trọng chế tài xử lý vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh, răn đe của luật pháp. Cũng tại cuộc họp này, các thành viên Chính phủ cho ý kiến về Dự thảo Nghị định của Chính phủ, ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận để sớm ban hành Nghị định, làm cơ sở để các bộ ngành có chức năng quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ theo tinh thần Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, khắc phục những khiếm khuyết, những giao thoa, những chỗ trống, không rõ trách nhiệm. Sau phần thảo luận về xây dựng thể chế, phiên họp thường kỳ này, Chính phủ cũng đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng qua. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát lại các chỉ tiêu, nghiêm túc kiểm điểm việc triển khai các biện pháp, khắc phục các bất cập, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu Quốc hội giao ở mức cao nhất. Cũng tại phiên họp này, Chính phủ sẽ nghe báo cáo chuyên đề do Bộ Tài chính trình bày về Tình hình và giải pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản công”, trong đó có các tài sản như công sở, xe công. Thủ tướng nêu rõ, để người dân thấy rằng Chính phủ sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi công sức của nhân dân, các thành viên Chính phủ cần góp ý, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ để sử dụng tài sản công hiệu quả. Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016 dự kiến diễn ra trong 2 ngày rưỡi, từ 30/8 đến sáng 1/9, trong đó có 1 ngày bàn về kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2016./.Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ
17:55'
Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khoá XV: Bổ sung 2 Phó Thủ tướng và 2 Phó Chủ tịch Quốc hội
17:31'
Ngày 18/2, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm chức Phó Thủ tướng với ông Mai Văn Chính và ông Nguyễn Chí Dũng; bỏ phiếu kín bầu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội với ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Đề án công nhận huyện Văn Giang (Hưng Yên) là đô thị loại III
16:40'
Theo Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS của Ban Kinh tế - Ngân sách trình HĐND tỉnh Hưng Yên, đô thị Văn Giang có tổng số điểm các tiêu chí đạt 88,31/100 điểm, đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại III.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.