Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ những cánh đồng lúa bát ngát, định hình những tuyến cao tốc hiện đại
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, có 2 vướng mắc hạn chế lớn là giải phóng mặt bằng và vật liệu san lấp; phải xử lý dứt điểm để từ hội nghị sau không còn phải bàn vấn đề này.
Sau 2025, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 548 km cao tốcHiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tổng vốn đầu tư khoảng 106 nghìn tỷ. Trong đó, 8/9 dự án đang tổ chức thi công, 1 dự án đang hoàn thiện thủ tục và dự kiến khởi công đầu năm 2025.Trong tổng số 8 dự án đang triển khai, 6 dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, gồm 4 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 207 km thuộc kế hoạch thi đua hoàn thành 3.000 km là Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, Cao Lãnh - Lộ Tẻ, Cao Lãnh - An Hữu, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Hai dự án cầu, đường bộ khác là: Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận và Dự án cầu Rạch Miễu 2. Trong khi đó, dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dự kiến cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026, đưa vào khai thác sử dụng năm 2027; dự án Cao Lãnh - An Hữu và Dự án cầu Đại Ngãi hoàn thành năm 2027.Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương cho biết, hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án cao tốc đang triển khai đạt trên 99%, cơ bản đáp ứng tiến độ thi công. Công tác thi công được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng, các đơn vị đã huy động tổng số 450 mũi thi công, 6.500 nhân lực, 2.200 thiết bị phù hợp với điều kiện thi công tại khu vực.Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4% đến 15% do nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác bố trí vốn và giải ngân cơ bản đáp ứng tiến độ thi công.Theo các đại biểu, vấn đề cốt lõi nhất hiện nay để thúc đẩy triển khai các dự án là phải đảm bảo nguồn vật liệu gồm cát đắp, cấp phối đá dăm cho các dự án. Với sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã tích cực rà soát, xác định được nguồn cát sông 72,3 triệu m3/nhu cầu 65 triệu m3. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện các thủ tục còn kéo dài và công suất khai thác các mỏ còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu thi công.Nguyên nhân là do mỏ cát chồng lấn với luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa; mỏ cát thuộc quy hoạch khai thác khoáng sản thời kỳ sau… nên phải trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Một số mỏ ở khu vực mức mớn nước thấp nên chỉ sử dụng được các tàu công suất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên công suất khai thức không đáp ứng nhu cầu…Trong khi đó, việc khai thác cát biển mới triển khai phục vụ dự án đường bộ cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, đang hoàn tất thủ tục cấp mỏ cho dự án đường Hồ Chí Minh và đang hoàn thiện thủ tục giao khu vực biển phục vụ dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Đáng chú ý, với nhu cầu khoảng 8,03 triệu m3, nguồn vật liệu cấp phối đá dăm phục vụ các dự án đang là “thách thức” lớn đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu làm việc với các chủ mỏ để hoàn thiện thủ tục pháp lý cung ứng cho dự án Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau; các nhà thầu đã ký hợp đồng và đang đưa về công trường, tuy nhiên cự ly vận chuyển xa dẫn đến giá thành cao hơn nguồn đá tại mỏ Antraco.Các đại biểu đề xuất, cùng với tháo gỡ các vướng mắc do quy định, tìm kiếm thêm các nguồn, tính đến khả năng nhập khẩu vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII xác định các nhiệm vụ; tăng tốc, bứt phá; phát triển dựa vào khoa học công nghệ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; bàn làm, không bàn lùi; chống tiêu cực, lãng phí. Như vậy, các công trình hạ tầng giao thông nếu chậm trễ, kéo dài, sẽ gây đội vốn, lãng phí.
Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đã họp 14 phiên, ban hành 14 kết luận; hàng trăm văn bản về phát triển hạ tầng được bàn hành. Riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tới 6 hội nghị để bàn phát triển hạ tầng chiến lược; Thủ tướng có ít nhất 5 lần trực tiếp tới hiện trường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai các công trình giao thông trọng điểm.Nhấn mạnh, sau thời gian 3 năm từ khi bắt tay nghiên cứu, triển khai các dự án cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với quyết tâm “biến cái không thể thành có thể; từ chỉ có trong ý tưởng đến có các dự án cụ thể; từ không có tiền đến có đủ tiền", đến nay từ những cánh đồng lúa bát ngát, những tuyến cao tốc hiện đại định hình rõ nét, mang lại triển vọng phát triển to lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng cho biết, theo quy hoạch, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.188km. Trước nhiệm kỳ này, toàn vùng chỉ có 39 km đường cao tốc, không có dự án nào được chuẩn bị đầu tư xây dựng. Đến nay, toàn vùng có 120 km đường bộ cao tốc đã được đưa vào khai thác; có 428 km đang triển khai, có 215 km đang nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư; hướng đến mục tiêu sau năm 2025, toàn vùng sẽ có khoảng 548 km đường bộ cao tốc; đến năm 2030 là 763km.Phân tích nguyên nhân kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã quyết liệt triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án đường bộ cao tốc trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong cấp phép, khai thác mỏ, điều phối, cung ứng đủ vật liệu san lấp, đắp nền đường và cung cấp nguồn đá dăm… Xử lý dứt điểm vướng mắc về vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằngNêu rõ những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức về công tác quản lý dự án, giải phóng mặt bằng, bảo đảm vật liệu san lấp, đắp nền… và các bài học kinh nghiệm; nhấn mạnh, nội dung trong bài viết về chống lãng phí của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư Thành ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các địa phương quán triệt sâu sắc các bài học kinh nghiệm đúc rút từ Dự án dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa. Chỉ rõ, kết cấu hạ tầng chiến lược về giao thông, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung quán triệt các quan điểm xuyên suốt: Giao thông vận tải đi trước mở đường; địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm để địa phương hưởng; chỉ bàn làm, không bàn lùi, bảo đảm đúng và vượt tiến độ, kỹ mỹ thuật, vệ sinh môi trường, chống tiêu cực, lãng phí; đã bàn, đã quyết phải làm, đã làm phải có sản phẩm cụ thể, không bàn rồi để đấy. Cho rằng, khối lượng công việc trong thời gian tới của từng dự án là rất lớn, trong khi thời gian không còn dài, quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những vướng mắc mới phát sinh, Thủ tướng chỉ rõ các cấp, ngành, địa phương phải hết sức khẩn trương, chủ động, linh hoạt, sáng tạo vận dụng các chủ trương, cơ chế, chính sách để tiếp tục rút ngắn thời gian, bảo đảm chất lượng các dự án.Thủ tướng yêu cầu hưởng ứng thiết thực và thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc”; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu: Đến hết năm 2025, cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lập thành tích chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, 80 năm Ngày thành lập Nước, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến đến Đại hội XIV của Đảng. Trong đó Dự án trục dọc Cần Thơ - Cà Mau hoàn thành trước ngày 31/12/2025.Để đạt mục tiêu đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án; tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập; vượt qua khó khăn, thách thức; phát huy hơn nữa những bài học kinh nghiệm nêu trên; nỗ lực phấn đấu tiếp tục rút ngắn thời gian thực hiện, thi công và bảo đảm chất lượng công trình, dự án. Trong đó, Thủ tướng lưu ý phải đặc biệt chú trọng giải quyết dứt điểm 3 vấn đề tiếp tục còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng; di dời đường điện cao thế và cung ứng vật liệu san lấp, xây dựng các dự án gồm cát, đá, sỏi.
Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Thông báo kết luận số 335/TB-VPCP ngày 19/7/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải trực tiếp trao đổi, hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục cấp phép khai thác mỏ theo thẩm quyền; tuyệt đối không đặt ra những quy định gây khó khăn, cản trở hoạt động cung ứng cát san lấp và cấp phối đá dăm, làm chậm tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trong Vùng.Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực (EVN), các địa phương khẩn trương di dời đường điện cao thế; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trường hợp để chậm trễ.Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị thi công "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ", "làm việc nào dứt việc đó", "đã cam kết phải thực hiện", đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương có nguồn vật liệu để kiểm soát tình hình cung ứng, chủ động giải quyết ngay tại cơ sở đối những vướng mắc phát sinh, nếu có. Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo UBND các địa phương trong khu vực dự án tập trung hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 10/2024, không để ảnh hưởng đến tiến độ dự án; phối hợp chặt chẽ với các địa phương có nguồn vật liệu và chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư, nhà thầu đảm bảo nguồn vật liệu; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm. Trong đó, UBND các tỉnh có nguồn vật liệu như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang… lưu ý giải quyết kiến nghị của người dân tại khu vực khai thác mỏ cát, không để xảy ra khiếu kiện.Các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm hoàn thành và vượt tiến độ; khen thưởng, kỷ luật kịp thời; kiên quyết xử lý các nhà thầu chậm tiến độ; tiếp tục làm tốt công tác chăm lo đời sống cho người dân tái định cư, bảo đảm điều kiện của người dân tại nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục vận động các đoàn thể tại địa phương phối hợp, hỗ trợ các công nhân, nhà thầu làm việc trên các công trường trên địa bàn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố không tự chủ động được nguồn vật liệu san lấp là Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang... thường xuyên cập nhật tiến độ giải quyết các thủ tục về cung ứng cát san lấp đắp nền đường cho các dự án. Triển khai ngay hoạt động khai thác vật liệu đưa về công trường để hỗ trợ gia tải xử lý lún và chủ động nguồn vật liệu đá dăm.Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND các địa phương trong Vùng, các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn tiếp tục nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong triển khai dự án; chủ động điều phối, cung ứng vật liệu đắp nền đường cho các dự án…; nỗ lực, cố gắng hết sức mình, để trong lần họp tới, không phải bàn và nhắc đến những công việc đã trao đổi và thống nhất tại hội nghị này.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long
10:57' - 16/10/2024
Riêng thành phố Phú Quốc - hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam, có 274 dự án, chiếm hơn 86% dự án đầu tư du lịch toàn tỉnh, với tổng diện tích 9.485 ha, tổng vốn đầu tư 388.410 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long
20:17' - 15/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và xác định người dân phải là chủ thể trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.