Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia dự thảo luận về trí tuệ nhân tạo
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Kuala Lumpur, sáng 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng dự Phiên thảo luận về “Lưới thông minh thông qua kết nối trí tuệ nhân tạo (AI) tự chủ” - hoạt động mở đầu, mang tính thiết lập định hướng cho Diễn đàn kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á – Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (ASEAN - GCC).
Tại phiên họp, lãnh đạo các nước, các chuyên gia, học giả và doanh nghiệp ASEAN và GCC đã thảo luận về phát triển và ứng dụng AI tự chủ, chuyển đổi số toàn diện và vai trò của hợp tác ASEAN - GCC trong xây dựng hạ tầng số bao trùm, kinh nghiệm và tiềm năng, định hướng phát triển, ứng dụng AI, khả năng hợp tác, kết nối của các nước. Đặc biệt, lãnh đạo các nước, với vai trò là diễn giả, cũng đã tham gia trả lời trực tiếp các câu hỏi của đại biểu tham dự phiên họp.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng AI có mặt trong mọi mặt đời sống xã hội, điều này đặt ra vấn đề tự chủ và đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia. AI được tự do phát triển, tuy nhiên phải đảm bảo tuân thủ luật lệ của mỗi quốc gia để bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia. Đặc biệt, việc phát triển và quản trị AI cần sự hợp tác của tất cả các quốc gia, trước mắt là các nước ASEAN và GCC.
Điểm lại quá trình phát triển của loài người, đặc biệt là trước các cuộc cách mạng như cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học, công nghệ… làm thay đổi thế giới và những vấn đề phải đối mặt khi đó, Thủ tướng Anwar Ibrahim tin tưởng thế giới, mỗi quốc gia, doanh nghiệp và mỗi người dân sẽ có cách thích ứng và tiếp tục phát triển.
Chia sẻ về khả năng hợp tác trong lĩnh vực AI giữa ASEAN – GCC để cùng phát triển, không ai, không quốc gia nào bị bỏ lại phía sau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng AI đã có mặt ở mọi mặt của đời sống xã hội, làm cho giao tiếp giữa con người với con người tốt hơn, sản xuất kinh doanh tốt hơn, phục vụ phát triển nhanh và bền vững. Do đó, mọi người, mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng AI. Phát triển, ứng dụng AI là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia.
Theo Thủ tướng, trong hợp tác phát triển AI, các nước ASEAN và GCC có các đặc điểm, ưu thế khác nhau và có tính bổ trợ cho nhau rất rõ ràng. Do đó, các quốc gia và cả khu vực ASEAN và GCC phải kết nối, phối hợp hiệu quả trên tất cả các khía cạnh. Trong đó nhà nước đóng vai trò kiến tạo về xây dựng thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị, còn người dân, doanh nghiệp phải là trung tâm, chủ thể trong phát triển, ứng dụng, quản trị AI.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng AI cũng như con người, đều có điểm tích cực và hạn chế. Điều quan trọng là phải phát huy được điểm tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, hạn chế của AI. Với những gì AI mang lại, cần thúc đẩy phát triển AI càng nhiều, càng mạnh, càng hiệu quả càng tốt. Con người phát minh, tạo ra AI, do đó, không thể để AI thắng con người và gây ảnh hưởng xấu tới con người.
Mặc dù vậy, với quan điểm không ai có thể tự giải quyết một mình, AI là vấn đề toàn cầu, toàn diện, toàn dân, Thủ tướng kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, tiếp cận AI bình đẳng, để vừa tạo dòng chảy phát triển AI xuyên suốt, song đảm bảo tính tự chủ, hội nhập và nhân văn trong phát triển AI.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nước giàu, nước phát triển cần hỗ trợ các nước nghèo, các nước đang phát triển trong phát triển AI bao trùm, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau. Trong đó, xây dựng thể chế hài hoà, thông thoáng để thúc đẩy phát triển và kiểm soát được AI, phát triển hạ tầng chiến lược phục vụ phát triển AI thông suốt, hiện đại như dữ liệu, điện, quản trị thông minh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động có đạo đức, nhân văn, nguồn lực tài chính ưu đãi, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển cho các nước nghèo, đang phát triển…
Nhấn mạnh việc phải thiết lập hệ thống quản trị thông minh, văn minh theo quy chuẩn, phối hợp phải ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn để phát triển và kiểm soát AI, đảm bảo an toàn, văn minh, nhân văn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng ASEAN, GCC và Trung Quốc có thể bổ sung và hỗ trợ cho nhau để tận dụng, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mỗi bên, để “cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển và cùng chung niềm vui, hạnh phúc”.
Nguồn: https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-va-thu-tuong-malaysia-du-thao-luan-ve-tri-tue-nhan-tao-20250528090217392.htm
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nvidia và gia tộc nổi tiếng Wallenberg hợp tác đầu tư vào trí tuệ nhân tạo
07:30' - 27/05/2025
Theo Giám đốc điều hành (CEO) của Nvidia Jensen Huang, Thụy Điển đang xây dựng cơ sở hạ tầng AI đầu tiên, đặt nền tảng cho những đột phá trong khoa học, công nghiệp và xã hội.
-
Công nghệ
Nhiều công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo để ứng phó thuế quan của Mỹ
07:30' - 25/05/2025
Công ty phần mềm máy tính Salesforce đã phát triển một tác nhân AI chuyên về thuế quan có thể xử lý ngay lập tức những thay đổi đối với toàn bộ 20.000 danh mục sản phẩm trong hệ thống hải quan Mỹ.
-
Công nghệ
Trang bị kiến thức nền tảng về tư duy số và trí tuệ nhân tạo cho sinh viên
07:30' - 18/05/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn cầu, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) là điều cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Xây dựng hành lang pháp lý đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế
11:54'
Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ xây dựng một hành lang pháp lý mang tính đột phá; đồng thời, tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế đối với Trung tâm tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang ưu tiên phát triển công nghiệp số
10:37'
Theo Tỉnh ủy Bắc Giang, thời gian tới tỉnh định hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ số trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiều nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
08:29'
Chiều nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.