Thủ tướng: Phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp
Ngày 29/12, phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2021 phấn đấu đạt khoảng 6,5% hoặc cao hơn; đồng thời chuẩn bị các yếu tố nền tảng để tăng tốc trong giai đoạn từ năm 2022 trở đi.
Bên cạnh đó là mục tiêu bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với mặt bằng của khu vực và thế giới; trong đó phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp.
Phấn đấu tăng trưởng trên 6,5% hoặc cao hơn
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành khẩn trương tiếp thu ý kiến tại hội nghị; hoàn chỉnh báo cáo các dự thảo Nghị quyết 01, 02 trình Thủ tướng ký ban hành để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2021.
Đánh giá kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu kép được thực hiện thành công, vĩ mô ổn định, giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả cao nhất, phát triển văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, cải cách thủ tục hành chính đạt nhiều kết quả, quốc phòng, an ninh đảm bảo, đặc biệt là thành công trong đối ngoại.
Chủ đề hành động của Chính phủ năm 2021 là: "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển”. Trên tinh thần đó, Chính phủ thống nhất định hướng điều hành và quan điểm chỉ đạo: Trước hết là tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và xu hướng dịch chuyển đầu tư thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và thế giới. Tinh thần là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức.
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm, triển khai sớm từ đầu năm. Trước hết là tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và khát vọng phát triển.
"Chính sự đoàn kết, tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cả hệ thống chính trị và toàn dân sẽ tạo động lực chính đưa đất nước vươn lên, thu hẹp khoảng cách phát triển của khu vực và thế giới" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Để phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững thì phải duy trì nền tảng vĩ mô ổn định, bền vững. Theo Thủ tướng, không được để lạm phát cao và các cân đối lớn của quốc gia phải được giữ gìn, vun đắp; tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua.
Trước tình hình thực tế về yêu cầu phát triển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng năm 2021 phấn đấu đạt khoảng 6,5% hoặc cao hơn; đồng thời chuẩn bị các yếu tố nền tảng để tăng tốc trong giai đoạn từ năm 2022 trở đi.
Phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp
Bên cạnh yêu cầu tăng trưởng kinh tế về số lượng, Thủ tướng nhấn mạnh phải gắn chặt với nâng cao chất lượng tăng trưởng và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế.
"Tinh thần đặt ra là bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với mặt bằng của khu vực và thế giới; trong đó phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh vai trò của đột phá về kết cấu hạ tầng, yếu tố tạo nên kiềng ba chân, Thủ tướng cho biết, sau hội nghị này, sẽ phát lệnh khởi công một số công trình giao thông trọng điểm, liên vùng…
Các bộ, địa phương chú trọng đổi mới quản trị quốc gia, tiếp tục xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền, bảo đảm vai trò quản lý thống nhất của địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.
Thủ tướng lưu ý, các địa phương phải làm ngay 2 việc, một là mặt bằng cho phát triển sản xuất, thứ hai là nguồn nhân lực để đón dòng đầu tư mới.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội và mọi thành quả của công cuộc đổi mới đều là vì nhân dân, phục vụ nhân dân.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành cần sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại, chú trọng hơn nữa các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, tăng tỉ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để ngày càng nhiều người dân được thụ hưởng.
Bên cạnh phát triển kinh tế- xã hội, Thủ tướng lưu ý đến vấn đề môi trường. Theo Thủ tướng, cần chú trọng vấn đề phát triển bền vững, xác định rõ và tập trung thực hiện đồng bộ, hài hòa các mục tiêu của tam giác phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường.
Tinh thần đặt ra là: Kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm; không để tình trạng tăng trưởng nhanh nhưng phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường để con cháu chúng ta sau này phải gánh chịu. Thủ tướng hoan nghênh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch phát động trồng 1 tỷ cây xanh.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống hành chính nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, “một hệ thống gần dân, lắng nghe, phục vụ dân từ công an xã đến cán bộ trung cấp, cao cấp của huyện, tỉnh và các bộ, ngành”.
Tiếp tục củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, trong đó các loại tội phạm phòng, chống cháy nổ dịp Tết, trước hết giảm hẳn tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông.
Lo cho dân đón Tết, không được lơ là phòng, chống dịch
Tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành kế hoạch cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trước ngày 20/1/2021.
Về đón năm mới 2021 và Tết Nguyên đán, Thủ tướng đề nghị không được lơ là trong phòng, chống COVID-19, quản lý thị trường ổn định, bảo đảm cung cầu hàng hóa Tết, đặc biệt là không tổ chức đi chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức, không sử dụng xe công, tiền công vào hoạt động lễ hội, vui chơi. Các bộ, đặc biệt các địa phương rà soát tất cả các mặt để lo cho người dân đón Tết vui tươi, an toàn, nhất là người yếu thế, vùng khó khăn, vùng thiên tai.
Để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng kêu gọi, hãy “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, tiếp tục phát huy bản lĩnh, khí chất của người Việt Nam và áp dụng mạnh mẽ công nghệ vào đời sống, sản xuất kinh doanh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển, bảo vệ rừng
18:20' - 28/12/2020
Mặc dù Trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ chính sách về phát triển rừng, nhưng nguồn vốn thực hiện hạn chế; chế tài xử phạt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn chưa đủ mạnh để răn đe...
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo hơn
13:21' - 28/12/2020
Đây là lần thứ 4 liên tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2020: Dấu ấn của ý chí tự lực, tự cường
15:10' - 27/12/2020
Bất chấp khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn duy trì tăng trưởng, đạt mức 2,91% nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và có các chính sách kịp thời hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
09:55'
Để phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bền vững cần có những chính sách, giải pháp căn cơ phù hợp với từng địa phương và cho cả khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng - Bài 3: Tiếp nối nền tảng vững chắc tiến tới tương lai
09:54'
Với nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, nhiệm kỳ 2016-2020 của Đại hội XII của Đảng khép lại là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiến bước với những mục tiêu lớn hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng gửi Thông điệp tới Hội nghị Thượng đỉnh về thích ứng với biến đổi khí hậu
09:03'
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Thông điệp tới Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến về thích ứng với biến đổi khí hậu
-
Kinh tế Việt Nam
Học giả Ấn Độ tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua mọi thách thức hậu COVID-19
08:23'
Học giả Geetesh Sharma, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về niềm tin của ông vào con đường lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Học giả Đức: Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân
08:08'
Theo học giả Martin Grossheim, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân, vì thế, mấy chục năm gần đây, Việt Nam đã phát triển rất nhanh về tất cả mọi mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế-xã hội
22:06' - 26/01/2021
Các đại biểu mong đợi, Đại hội sẽ có những điểm mới để củng cố, phát triển hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín dụng đen - Bài cuối: Đẩy mạnh các kênh cho vay tiêu dùng chính thức
20:42' - 26/01/2021
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ xem xét đẩy mạnh cho vay tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín dụng đen - Bài 2: Lo ngại hoạt động cho vay ngang hàng biến tướng
20:15' - 26/01/2021
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục có các cảnh báo nguy cơ biến tướng tín dụng đen của hoạt động cho vay ngang hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín dụng đen - Bài 1: Thủ đoạn cũ, nhiều người sập bẫy
20:14' - 26/01/2021
Vay tiền nhanh, không cần thế chấp, thủ tục thuận tiện, dễ dàng… vẫn là những chiêu trò cũ của các đối tượng tín dụng đen nhằm lôi kéo người lao động tham gia.