Thủ tướng phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Theo đó, tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.
Đối tượng của Chiến lược là tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính như: người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận, sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm, bền vững; phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể: Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; ít nhất 25 - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20 - 25% hàng năm; ít nhất 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%; doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP là 3,5%.
Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện; phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, chi phí hợp lý; phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện; hoàn thiện, tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện…/.
Tin liên quan
-
Tài chính
Kinh nghiệm quản lý tài chính trong đầu tư theo hình thức PPP
21:01' - 15/01/2020
Trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn hẹp, việc kêu gọi vốn tư nhân đầu tư tham gia là một trong những giải pháp nhằm gia tăng nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
-
Tài chính
Thủ tướng: Ngành tài chính cần đề xuất các chính sách để huy động nguồn lực cho đất nước
16:37' - 10/01/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành tài chính trong năm 2019 với nhiều mặt xuất sắc và thắng lợi toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành tài chính đạt mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước trên 3%
09:42' - 10/01/2020
Năm 2020, ngành tài chính phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước trên 3% so với dự toán Quốc hội quyết định, tổ chức điều hành chi ngân sách Nhà nước theo dự toán...
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
F88 là gì? F88 lấy tiền đâu để cho vay?
14:22'
Từ đầu tháng 3/2023 đến nay, lực lượng chức năng đồng loạt kiểm tra các phòng giao dịch của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 tại nhiều tỉnh, thành phố. Vậy F88 là gì? F88 lấy nguồn tiền đâu để cho vay?
-
Tài chính
Long An tăng tỷ lệ cho vay các đối tượng yếu thế
08:22'
Nguồn vốn cho vay vẫn còn ít so với nhu cầu thực tế, Long An đặt mục tiêu cho vay các đối tượng yếu thế chiếm 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm.
-
Tài chính
Morgan Stanley: Thiếu hụt ngoại tệ ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế của Ai Cập
08:00'
Morgan Stanley nhận định tình trạng khan hiếm ngoại tệ đang tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của Ai Cập và có thể cản trở triển vọng tăng trưởng trung hạn của quốc gia Bắc Phi này.
-
Tài chính
Người dân Ấn Độ vẫn chưa quen với đồng e-rupee
20:05' - 28/03/2023
Người dân Ấn Độ vẫn chưa biết về e-rupee vì vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Để trở nên phổ biến, đồng tiền này cần có thời gian.
-
Tài chính
Quốc hội Nhật Bản ban hành ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2023
14:59' - 28/03/2023
Quốc hội Nhật Bản đã ban hành ngân sách có tổng trị giá lên tới 114.380 tỷ yen (khoảng 862 tỷ USD) cho tài khóa 2023, cao nhất từ trước tới nay.
-
Tài chính
Giới chức Mỹ "sờ gáy" sàn giao dịch tiền kỹ thuật lớn nhất thế giới
13:59' - 28/03/2023
Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) của Mỹ cáo buộc sàn giao dịch tiền kỹ thuật lớn nhất thế giới Binance, cùng người sáng lập Changpeng Zhao, vi phạm các quy định về giao dịch.
-
Tài chính
Thị trường vốn Malaysia tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022
07:57' - 28/03/2023
Mức vốn Malaysia huy động trong năm 2022 đã vượt mức trung bình 5 năm ghi nhận trước đại dịch COVID-19 là 121,4 tỷ ringgit.
-
Tài chính
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công: Bài 2: Đơn giản hóa thủ tục, tạo đột phá bằng dịch vụ công
16:28' - 27/03/2023
Hiện Kho bạc Nhà nước là một trong những hệ thống đầu tiên của ngành tài chính hoàn thành cung cấp 100% thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
-
Tài chính
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công: Bài 1: Tăng sự phối hợp, không để vốn tồn dư
16:26' - 27/03/2023
Thực hiện chỉ đạo trên của Thủ tướng, Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố đã từng bước đốc thúc tiến độ giải ngân của từng dự án.