Thủ tướng phê duyệt thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Phó Chủ tịch Ủy ban.
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử gồm: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trung tướng Đặng Vũ Sơn, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viên thông Quân đội; ông Phạm Đức Long, Phụ trách Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; ông Nguyễn Hải Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT.
Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Danh sách lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng.
Các Tổ phó gồm: ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác, thành lập các nhóm thuộc Tổ công tác, trưng tập thành viên và huy động chuyên gia.
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh về đường ống truyền tải nước sạch sông Đà bị rò rỉ
20:19' - 03/12/2019
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội kiểm tra phản ánh của báo chí về tình trạng đường ống truyền tải nước sạch sông Đà bị rò rỉ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn cho hai Bộ
06:01' - 16/11/2019
Thủ tướng vừa giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019 cho Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn hàng không
19:23' - 15/11/2019
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 1545/CĐ-TTg về sự cố tàu bay quốc tịch Việt Nam bị móp mũi che ra-đa và rủi ro, đe dọa của vật thể bay chưa xác định đối với hàng không dân dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14'
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10'
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50'
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57'
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.