Thủ tướng: Rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục cắt giảm mạnh thủ tục hành chính
Về báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm (Báo cáo của Văn phòng Chính phủ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa; phân cấp nhiều hơn và xây dựng chế tài, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc hành chính.
* Cắt giảm, đơn giản hóa 641 quy định kinh doanhTheo Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm của Văn phòng Chính phủ, nhiều bộ đã quan tâm đến việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh ngay trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định kinh doanh.Tổng số quy định kinh doanh đã được cắt giảm, đơn giản hóa trong 6 tháng đầu năm 2022 là 641 quy định, gồm: 174 thủ tục hành chính; 26 yêu cầu, điều kiện; 15 chế độ báo cáo; 426 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại 56 văn bản quy phạm pháp luật (gồm: 4 Luật, 17 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 29 Thông tư, Thông tư liên tịch và 04 văn bản khác). Thực hiện tốt nhiệm vụ này là các Bộ: Lao Động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Tài chính; Ngân hàng nhà nước.
Các bộ, cơ quan sử dụng công cụ rà soát, tính chi phí tuân thủ để thực hiện rà soát, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm, Văn phòng Chính phủ cho ý kiến đối với phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc chức năng quản lý của 05 bộ (Tài chính; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Tư pháp, Công Thương); thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của 02 bộ (Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo). Như vậy, tính đến nay, đã có 08 bộ, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa. Tổng số phương án được phê duyệt là 1.006 quy định, gồm: 681 thủ tục hành chính; 34 chế độ báo cáo; 103 yêu cầu, điều kiện; 137 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và 51 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Theo đó, các bộ nêu trên phải ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung 187 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 12 Luật, 6 Pháp lệnh, 71 Nghị định, 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 95 Thông tư, Thông tư liên tịch) để thực thi các phương án đã được phê duyệt. Việc tham vấn các hiệp hội, doanh nghiệp, đối tượng chịu tác động về phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh và quy định kinh doanh dự kiến ban hành trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó một số bộ đã thực hiện tham vấn trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. * Tích hợp, cung cấp 3.675 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc giaĐến nay, cả nước có 60 Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh; nhiều bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn hệ thống một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; chất lượng giải quyết hồ sơ đã có sự cải thiện rõ rệt. Các bộ, ngành, địa phương đang đẩy mạnh triển khai Đề án đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tăng cường giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Nhiều bộ, ngành, địa phương đều đã triển khai việc kiểm tra hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm phục vụ giải quyết thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử để phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính; đã thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tái cấu trúc quy trình để thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. Các bộ, ngành, địa phương đã tích hợp, cung cấp 3.675 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, chiếm 55% tổng số thủ tục hành chính (trong đó có 1.947 dịch vụ công trực tuyến dành cho doanh nghiệp). Một số bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt công tác này như: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bình Phước, Ninh Thuận, Lào Cai, Quảng Nam…/.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng đặt mục tiêu hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 100%
12:45' - 04/07/2022
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 1097/QĐ-NHNN Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022.
-
Ngân hàng
Hấp thụ vốn chậm vì "nghẽn" thủ tục hành chính
16:30' - 18/06/2022
Hấp thụ vốn chậm vì "nghẽn" khâu thủ tục hành chính là thông tin được nhận định tại Chương trình Cà phê doanh nhân lần thứ 63.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.