Thủ tướng: Siết chặt trách nhiệm cá nhân, tập thể trong phòng, chống dịch COVID-19
Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cùng lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan.
Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các ngành, địa phương thần tốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với phương châm “chống dịch như chống giặc"; yêu cầu siết chặt trách nhiệm cá nhân, tập thể trong phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực hết sức phức tạp, khó dự đoán, khó kiểm soát, tác động lớn đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Nhận thức được vấn đề nêu trên, thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã tích cực bám sát tình hình, kịp thời đưa ra các chỉ đạo quyết liệt.Cùng với đó là sự vào cuộc khẩn trương của các địa phương, bộ, ngành liên quan, đặc biệt là sự ủng hộ của đa số nhân dân nên trên thực tế, tới nay Việt Nam cơ bản đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Qua đó, tạo nên niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cảnh báo, một số cơ sở, địa phương và cá nhân thời gian qua thực hiện chưa thực sự nghiêm túc, chưa hiệu quả các chỉ đạo, quy định phòng, chống dịch; có nơi xuất hiện sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt, việc tiếp nhận, cách ly, điều trị mầm bệnh do người nhập cảnh từ bên ngoài mang vào trong nước cũng chưa tốt; việc quản lý, theo dõi người cách ly y tế sau 14 ngày còn lỏng lẻo. Do đó, nguy cơ xuất hiện đợt bùng phát dịch tiếp theo ở Việt Nam là rất lớn và khó dự báo, nhất là sau khi đã xuất hiện một số ca lây nhiễm trong cộng đồng như những ngày vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan chức năng xem xét biểu dương những cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân làm tốt, thực hiện nghiêm túc và không để xảy ra sự cố; đồng thời kiểm điểm, xem xét xử lý nghiêm khắc các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và thực hiện không đúng các quy định, để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định mục tiêu cao nhất trong phòng, chống dịch COVID-19 là bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân và thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch có hiệu quả nhưng cũng phải phát triển kinh tế-xã hội để tạo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch cũng như ổn định tình hình chính trị, xã hội. Đặc biệt, phải làm tốt công tác kiểm soát dịch để tập trung bảo vệ thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, các Nghị quyết của Chính phủ, kết luận và chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là người đứng đầu, căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cần vào cuộc tích cực hơn nữa trong thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, cần cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng, chống dịch.Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục đồng lòng cùng với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, phát huy những kết quả đã đạt được, vì sức khỏe cộng đồng, mỗi cá nhân, vì lợi ích quốc gia dân tộc, tự giác thực hiện các quy định của chính quyền, cơ quan chức năng, làm tốt hơn nữa phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tiếp theo.
Từ những dự báo, thực tế diễn biến dịch bệnh và mục tiêu trên, Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải có những biện pháp quyết liệt, tích cực hơn; bám sát thực tiễn để bổ sung và siết chặt việc tổ chức thực hiện các quy định, quy chế phòng, chống dịch. Đặc biệt, các cơ quan chức năng, địa phương phải nhanh chóng, thần tốc hơn nữa, bằng mọi biện pháp truy vết, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, khắc phục hậu quả của sự cố lây nhiễm dịch hiện nay, trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Thủ tướng cũng lưu ý, các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch phải thực sự là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống dịch. Do đó cần linh hoạt, sáng tạo, làm tốt hơn nữa, nghiêm túc hơn nữa, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ và hiệu quả hơn. Các tỉnh biên giới cần tăng cường kiểm soát, nắm chắc tình hình, đưa ra các giải pháp phù hợp theo quy định, quy chế phòng, chống dịch.Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương đề cao cảnh giác, bình tĩnh, tỉnh táo, sáng tạo, linh hoạt trong phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực, xử lý dứt điểm các điểm phát sinh dịch, nhanh chóng ổn định tình hình. Khi xuất hiện ca lây nhiễm, cần khẩn trương truy vết, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí xác định các mức độ của dịch bệnh như thế nào là lây nhiễm, thế nào là có dịch, thế nào là nguy cơ cao, nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, đồng thời thiết kế các công cụ kiểm tra, giám sát để các cơ quan, đơn vị chủ động quyết định các biện pháp cụ thể, không trông chờ, ỷ lại hay xin ý kiến cấp trên; chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tích cực tìm nguồn vaccine để tổ chức tiêm cho nhân dân theo chỉ đạo của Bộ Chính trị với tinh thần mạnh mẽ, kịp thời và tích cực hơn, tiếp cận nhiều nguồn hơn; bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm. Thủ tướng cũng đồng ý với các đề xuất của các bộ, ngành tại cuộc họp như sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư trong công tác phòng, chống dịch.../.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Hưng Yên phong tỏa thôn có 2 ca dương tính, thực hiện giãn cách xã Tiên Tiến
15:04' - 30/04/2021
Ngay sau khi ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đã thực hiện phong tỏa toàn bộ thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống COVID-19 tại Đà Nẵng
14:44' - 30/04/2021
Sáng 30/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Brazil vượt mốc 400.000 người tử vong vì COVID-19
12:55' - 30/04/2021
Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận thêm 3.001 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số trường hợp tử vong từ đầu dịch bệnh đến nay lên 401.186 người, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng COVID-19
11:56' - 30/04/2021
Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho biết kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 6,4% trong quý I/2021, mức tăng cao nhất trong quý đầu tiên của năm kể từ năm 1984
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.