Thủ tướng: Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương liên quan. Tại hội nghị, các đại biểu nghe công bố kế hoạch của Chính phủ xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; nghe công bố quyết định thành lập 3 Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng các nghị định kể trên. Trên tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Chính phủ rà soát và xác định có hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền. Chính phủ xây dựng kế hoạch xây dựng các nghị định tập trung rà soát tổng thể các luật chuyên ngành, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư theo ngành, lĩnh vực để đề xuất phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Sau khi các đại biểu thảo luận cho ý kiến nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ, Ban Chỉ đạo quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị về phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền.Nhấn mạnh, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung vào quản lý vĩ mô, giữ vai trò kiến tạo, không làm công việc cụ thể mà tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng luật pháp để quản lý, kiến tạo; xây dựng cơ chế chính sách để phát triển ngành, lĩnh vực nhanh, bền vững; thiết kế công cụ để giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát quyền lực; tổ chức tổng kết, sơ kết, đánh giá và xây dựng lý luận về ngành, lĩnh vực; tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, chính xác, công bằng, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng nghị định phân cấp, phân quyền triệt để cho chính quyền địa phương trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm thực hiện đúng phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Chỉ rõ phải đổi mới tư duy phương pháp luận, cách tiếp cận trong xây dựng thể chế, Thủ tướng giao các Bộ trưởng, Trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế về phân cấp, phân quyền đảm bảo: Phân cấp phân quyền triệt để từ trên xuống dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực và thiết kết, tăng cường giám sát kiểm tra, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới; cấp nào sát dân hơn, sát thực tế hơn, làm tốt hơn thì phân cấp, phần quyền; đảm bảo không biết thì không quản mà phân cấp, phân quyền, đồng thời chống lãng phí, tiêu cực. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng ngay các nghị định để thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, trước mắt ưu tiên tập trung vào các nội dung: về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, thể hiện nội dung phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương. Cùng với đó, nghiên cứu có các nghị định riêng về một số ngành, lĩnh vực chuyên sâu, đặc thù để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực này.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát từ trên xuống dưới, xây dựng các nghị định phải phân cấp, phân quyền triệt để; xác định rõ chủ thể, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thực hiện và bảo đảm công khai, minh bạch, gắn với kiểm tra, kiểm soát quyền lực để chính quyền địa phương chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện.
Trong đó, phân cấp, phân quyền nhiệm vụ, quyền hạn từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cho chính quyền địa phương; phân định rõ thẩm quyền chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp. Trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Thường trực Chính phủ và Tổ công tác của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổ chức làm việc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về các nội dung, nhiệm vụ và dự thảo nghị định phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc và tổ chức thẩm định đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, đảm bảo thời gian, chất lượng các nghị định trình cấp có thẩm quyền xem xét.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến
14:17'
Sáng 17/5/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ hai của BCĐ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Có người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
09:55'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, người đứng đầu còn chưa quan tâm, nhất là trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Có sự buông lỏng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
09:25' - 14/05/2025
Đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có sự buông lỏng trong công tác của một số cơ quan và một số địa phương liên quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa kinh tế nông nghiệp Việt Nam - Bài cuối: "Hạt ngọc trời" vươn mình trong kỷ nguyên mới
18:15'
Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn, đối mặt với nguy cơ thiếu đói, ĐBSCL đã vươn lên trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa kinh tế nông nghiệp của Việt Nam - Bài 1: Vùng đất lạc hậu hóa vựa lúa vàng
18:00'
Sự trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay được dựng xây từ mồ hôi và ý chí của hàng triệu người nông dân, những người đã kiên cường bám đất, bám đồng và không ngừng đổi mới tư duy sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương động thổ xây dựng 3 dự án chiến lược
16:04'
Chính phủ Việt Nam luôn xác định phát triển bền vững, kinh tế xanh và chuyển đổi số là những trụ cột chiến lược để đưa đất nước tiến lên mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
15:04'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến
14:17'
Sáng 17/5/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ hai của BCĐ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát hàng hóa được giao dịch trên sàn thương mại điện tử
14:03'
Sáng 17/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển
14:03'
Sáng 17/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Tạo điều kiện cho việc nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
11:43'
Sáng 17/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo “siêu đô thị” sau sáp nhập TP.Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
11:36'
TP. Hồ Chí Minh mới trên cơ sở sáp nhập TP. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ khi phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên.