Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
Chiều tối 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Ban Chỉ đạo để xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tham dự cuộc họp có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên. Cùng dự có: lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương; lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng; các thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, các chuyên gia, nhà khoa học. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.Trong đó, có việc thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; triển khai xây dựng hệ thống pháp luật về trung tâm tài chính quốc tế; xây dựng mô hình trung tâm tài chính quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới; chuẩn bị về cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm; tổ chức bộ máy quản lý, điều hành và nguồn nhân lực làm việc trong Trung tâm tài chính quốc tế…
Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam để trình Bộ Chính trị xem xét và trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay trong Kỳ họp thứ 9; đồng thời tiến hành xây dựng các nghị định chuyên ngành để sớm xây dựng, đưa vào vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Tại cuộc họp, các đại biểu thảo luận sâu sắc về các vấn đề liên quan như: mục tiêu của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế; mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; các định hướng phát triển và lĩnh vực trọng tâm; thành viên, các sản phẩm chủ yếu của Trung tâm tài chính; các chính sách, cơ chế đặc thù; cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thị thực; việc áp dụng thể chế, thông lệ quốc tế; vấn đề tự do hóa ngoại hối và hoạt động ngân hàng; việc giải quyết tranh chấp theo chuẩn mực quốc tế… Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng cao của các đại biểu; yêu cầu tổ soạn thảo tiếp thu tối đa các ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Nghị quyết, trên tinh thần “vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội”, “đã làm phải chắc, đã chắc phải thắng, đã thắng phải bền vững, mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc, người dân, doanh nghiệp”.Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam đang thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới để đạt 2 mục tiêu 100 năm, do đó phải giữ ổn định bên trong và ổn định bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển. Đặc biệt phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó có nguồn lực tài chính từ Trung tâm tài chính quốc tế.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với xu thế thế giới và điều kiện cụ thể của Việt Nam; nguồn nhân lực phải đảm bảo chất lượng cao và chuyên nghiệp; quản trị phải thông minh, hiện đại. “Cơ chế chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực, quản trị… của Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam phải vượt trội so với các trung tâm tài chính quốc tế khác”, Thủ tướng nhấn mạnh.Chỉ rõ, mục tiêu của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là thu hút nguồn vốn trung và dài hạn, cả trực tiếp và gián tiếp, cả khu vực nhà nước và tư nhân... để phục vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các chính sách phải bảo đảm về quyền tài sản, tự do trong kinh doanh, tự do đi lại của các chủ thể tham gia Trung tâm tài chính; môi trường sống phục vụ các chủ thể phải văn minh, hiện đại.
Với quan điểm, Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam phải là “sân chơi tự do, bình đẳng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng cho rằng, vận hành Trung tâm tài chính đảm bảo tôn trọng thể chế thị trường; vốn trong Trung tâm tài chính phải được tự do lưu chuyển; các thủ tục liên quan phải đơn giản, cắt bỏ tất cả các loại giấy phép con không cần thiết. Nhất trí xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, với sự quản lý chung, nhưng có các đặc thù riêng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thành các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết, chương trình hành động về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam trình các cấp có thẩm quyền đảm bảo tiến độ, chất lượng.Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-xay-dung-trung-tam-tai-chinh-quoc-te-tai-viet-nam-voi-cac-dieu-kien-vuot-troi-20250522193607191.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, hấp dẫn
14:27' - 20/05/2025
Sáng 20/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị nguồn lực, cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
16:39' - 14/05/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 227/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về công tác chuẩn bị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37' - 22/05/2025
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.