Thủ tướng yêu cầu thần tốc hơn trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine
Thông báo nêu rõ: Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế (theo Quyết định 4800/QĐ-BYT) cơ bản phù hợp, sát tình hình và đang được thực hiện có hiệu quả. Tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, số ca mắc, chuyển nặng và tử vong vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động xã hội trở lại bình thường, giao lưu đi lại của người dân tăng; còn tồn tại mầm bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh.Nhiều người dân có tâm lý chủ quan, chấp hành chưa nghiêm quy định 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng. Một bộ phận người dân chưa tiêm vaccine. Số ca tử vong chủ yếu ở những người cao tuổi, người có bệnh lý nền, chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine.
Việc nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa được triển khai kịp thời ở một số nơi, dẫn tới bị động, lúng túng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Một số địa phương thiếu chủ động nguồn nhân lực, dựa nhiều vào lực lượng hỗ trợ của trung ương và địa phương khác.
Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Biến chủng Omicron có tốc độ lây lan nhanh hơn chủng Delta, chưa có đánh giá chính thức về độc lực và khả năng kháng vaccine của biến chủng này, đồng thời không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ ngành, cơ quan, đơn vị rà soát, rút kinh nghiệm, cần tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Về tổng thể, các nguyên lý, 3 trụ cột phòng, chống dịch (cách ly - xét nghiệm - điều trị) và công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”… đã được đúc kết là phù hợp, khoa học, sát thực tế.Các địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu: Người dân phải được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, nâng cao năng lực y tế cơ sở, chủ động sẵn sàng về trang bị, nhân lực, thuốc điều trị, oxy...; vaccine là yếu tố chiến lược, quyết định cả trước mắt và dài hạn đối với công tác phòng, chống dịch; bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc, động viên tinh thần cho người bệnh, kết hợp đông y và tây y trong điều trị.
Văn bản nêu rõ: Để ngăn chặn ca lây nhiễm, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, sớm phát hiện các chủng mới xâm nhập vào Việt Nam; tăng cường xét nghiệm tầm soát với đối tượng, địa bàn có nguy cơ cao; đặc biệt chú ý công tác phòng, chống dịch tại các đô thị lớn, khu công nghiệp. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất.Chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; không để sót, đặc biệt người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I/2022; chủ động có kế hoạch, phương án tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi đến 11 tuổi sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Bộ Y tế bảo đảm đủ vaccine cho tiêm chủng, hướng dẫn, tổ chức chiến dịch tiêm khoa học, hợp lý, hiệu quả. Các địa phương tổ chức thực hiện tiêm vaccine theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố bảo đảm tiến độ tiêm vaccine khi được phân bổ; xác định trách nhiệm cá nhân và tập thể khi không hoàn thành nhiệm vụ; tiến hành “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, tổ chức các tổ lưu động để vận động người dân và tiến hành tiêm vaccine; xem xét chế tài xử lý với những người không chịu tiêm vaccine (trừ người chống chỉ định tiêm).
Cùng với đó, Bộ Y tế bảo đảm đủ thuốc điều trị; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện trên toàn quốc chủ động mua sắm theo quy định; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; chịu trách nhiệm kiểm định, quản lý chất lượng thuốc được đưa vào sử dụng; tổ chức mua tập trung một số loại thuốc điều trị thiết yếu và phải bảo đảm có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị khẩn trương nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị COVID-19; thúc đẩy thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn để phát hiện, xét nghiệm sàng lọc, điều trị ban đầu, điều trị sớm các trường hợp F0 tại cơ sở, tại nhà cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; chỉ đạo thành lập trạm xá lưu động, bảo đảm trang thiết bị y tế cần thiết, điều động lực lượng hỗ trợ từ nơi khác đối với địa phương phát hiện nhiều ca nhiễm, dịch diễn biến phức tạp; huy động nhân viên y tế đã nghỉ hưu, hệ thống y tế tư nhân tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ điều trị người mắc COVID-19, nhất là tại cơ sở. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện trình Chính phủ ban hành các chế độ, chính sách về phụ cấp cho nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng; nghiên cứu, xây dựng Đề án kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng phù hợp với dự báo về tình hình dịch bệnh, nhu cầu chăm sóc điều trị ban đầu. Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế bảo đảm an toàn, phù hợp tình hình và thông lệ của các nước với phương châm “không quá thận trọng nhưng cũng không quá chủ quan” theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh. Các địa phương tiếp tục tham khảo, lấy ý kiến của doanh nghiệp, người dân về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, phù hợp và bảo đảm sản xuất kinh doanh an toàn; tiếp tục quan tâm công tác bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tự giác, tự nguyện, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Bộ Tài chính, Bộ Y tế xử lý kịp thời các kiến nghị về tài chính, thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế theo đề nghị của các tỉnh, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Điều chỉnh đối tượng trì hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19
21:35' - 21/12/2021
Ngày 21/12, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh khuyến khích người lao động ở lại ăn Tết và tiêm mũi 3 vaccine COVID-19
15:33' - 21/12/2021
Tỉnh Quảng Ninh khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở lại ăn Tết, không ra khỏi địa bàn, để hưởng ứng chiến dịch tiêm vaccine tăng cường mũi 3 phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19
19:25' - 20/12/2021
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 22688/SYT-NVY về việc tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng hạn dùng thêm 3 tháng cho một số lô vaccine Pfizer
09:48' - 20/12/2021
Bộ Y tế đã có Công văn số 10747/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng hạn dùng của vaccine Comirnaty (Pfizer BioNTech COVID-19 Vaccine).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
9 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 16%
11:16'
Lũy kế 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt hơn 578 tỷ USD, tăng trưởng trên 16% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý III/2024, CPI của cả nước tăng 3,48%
10:50'
Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý III/2024, GDP của cả nước đạt mức tăng trưởng 7,4%
10:01'
GDP quý III/2024 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, cao nhất trong 6 năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt
09:48'
Kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh sau bão lụt, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong quý III, tính chung 9 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 7/10, khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
08:49'
Theo Văn phòng Quốc hội,Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10/10/2024 và ngày 14/10/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Tập đoàn Safran
08:03'
Chiều 5/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Thương mại Toàn cầu, Phó Chủ tịch cấp cao, Thành viên Ban điều hành Tập đoàn Airbus và lãnh đạo Tập đoàn Safran.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động cuộc thi Smart City 2024 - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh
22:06' - 05/10/2024
Chiều 5/10, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phát động cuộc thi Smart City 2024 - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới thúc đẩy hợp tác vì phát triển bền vững
21:47' - 05/10/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Giáo sư Klaus Schwab - Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum – WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên
20:30' - 05/10/2024
Trong bối cảnh công nghệ 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội.