Thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện trọng điểm
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cho biết, dù còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, giải phóng mặt bằng, EVN sẽ tập trung đẩy nhanh thủ tục đầu tư, xây dựng các dự án nguồn điện trọng điểm.
*Khởi công hàng trăm công trìnhBáo cáo tại hội nghị tổng kết, ông Trần Đình Nhân cho hay, EVN đã thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư xây dựng các dự án điện và đưa vào vận hành nhiều dự án quan trọng, góp phần nâng cao năng lực hạ tầng cung cấp điện, giải toả công suất nguồn điện năng lượng tái tạo. Dù tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai các thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích đất rừng, thu xếp vốn, giá vật tư, vật liệu tăng cao và giãn cách do dịch COVID-19, tập đoàn và các đơn vị rất nỗ lực và có các giải pháp đẩy nhanh tiến độ nên đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2021. Theo đó, EVN đã đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum (220 MW) và Nhà máy Thủy điện Đa Nhim mở rộng (80 MW); hoàn thành cụm công trình cửa xả dự án Thủy điện tích năng Bắc Ái. Cùng đó, khởi công 3 dự án nguồn điện gồm: Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (480 MW), Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng (360 MW) và Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I (1.200 MW). Về lưới điện, EVN đã khởi công 198 công trình và hoàn thành 176 công trình lưới điện 110-500 kV. Đặc biệt, EVN đã hoàn thành dự án cấp điện nông thôn tỉnh Lai Châu; triển khai thủ tục đầu tư dự án Cấp điện huyện Côn Đảo từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm. Các Tổng công ty điện lực đã chủ động thu xếp các nguồn vốn hơn 1.100 tỷ đồng để cấp điện cho 15.000 hộ dân chưa có điện tại địa bàn khó khăn thuộc các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Điện Biên, Nghệ An, Cà Mau...Tính đến cuối năm 2021, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,65%; trong đó, số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,45%. Theo ông Trần Đình Nhân, Tập đoàn đã đẩy mạnh các giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua các công cụ như: phần mềm đầu tư xây dựng và các ứng dụng giám sát thông minh; ban hành Quy chế về công tác đầu tư xây dựng; quy định về khảo sát phục vụ thiết kế các công trình điện, quy định về thẩm tra, thẩm định các dự án lưới điện 220-500 kV....Đồng thời, nâng cấp phần mềm Quản lý đầu tư (IMIS 2.0), triển khai thí điểm các Module quản lý hồ sơ điện tử, quản lý tiến độ, nhật ký thi công. Biên bản nghiệm thu điện tử trên cơ sở sử dụng chữ ký số, hệ thống camera giám sát trên công trường được tích hợp các ứng dụng thông minh như nhận diện vân tay, khuôn mặt, biển số xe để hỗ trợ kiểm soát lực lượng thi công, nhân lực, máy móc thi công…
*Đẩy nhanh dự án trọng điểm
Theo báo cáo của EVN, trong năm 2021, việc chuẩn bị đầu tư dự án thường bị chậm, thời gian thực hiện thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng kéo dài; việc hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư gặp nhiều vướng mắc.Một số dự án gặp khó khăn trong thỏa thuận vị trí trạm, hướng tuyến đường dây hoặc phải điều chỉnh tuyến nhiều lần do không được người dân ủng hộ hoặc để phù hợp với qui hoạch khác tại địa phương.Ngoài ra, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại chưa được quy định rõ làm các cơ quan nhà nước rất lúng túng trong việc xử lý, gây chậm tiến độ dự án. Cụ thể là, dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III; thu xếp nguồn vốn vay ODA, ưu đãi, nguồn vốn vay trực tiếp cho các dự án mới cũng như việc gia hạn các dự án vay ODA đang triển khai gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định pháp lý về thẩm quyền và trình tự thủ tục.
EVN cho biết, trong năm nay 2022, tập đoàn đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, thu xếp vốn đối 5 dự án nguồn điện trọng điểm; gồm: thủy điện Trị An Mở rộng, Nhiệt điện Dung Quất I&III, Nhiệt điện Ô Môn III, Nhiệt điện Quảng Trạch II; tập trung thi công các dự án Thủy điện Hoà Bình mở rộng, Ialy mở ộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I.Đồng thời, tập đoàn sẽ khởi công và hoàn thành phát điện thương mại các dự án điện mặt trời Phước Thái 2 (100 MWp), Phước Thái 3 (50 MWp); phấn đấu khởi công dự án Nhiệt điện Ô Môn IV (1.050 MW).Với các dự án lưới điện, EVN sẽ hoàn thành 264 công trình lưới điện từ 110-500 kV, khởi công 233 công trình lưới điện từ 110-500 kV. Bên cạnh đó, triển khai thủ tục đầu tư dự án cấp điện huyện Côn Đảo và các dự án cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp với phân bổ vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch 2022.
Để hoàn thành mục tiêu trên, ông Trần Đình Nhân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ EVN và các đơn vị thành viên giải quyết các vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và bồi thường giải phóng mặt bằng để thúc đẩy tiến độ các công trình nguồn và lưới điện.Ngoài ra, hàng năm, EVN và các đơn vị thành viên đầu tư mới khoảng 1.000 dự án nguồn và lưới điện, do dó, để đẩy nhanh tiến độ triển khai, EVN kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục phân cấp thẩm định các bước thiết kế đối với dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cho Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Tập đoàn.../.- Từ khóa :
- Evn
- tập đoàn điện lực việt nam
- nguồn điện
- lưới điện
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN sẽ tập trung hoàn thành quyết toán cổ phần hoá GENCO 2, 3
09:38' - 14/01/2022
EVN sẽ tập trung hoàn thành quyết toán cổ phần hoá Tổng công ty Phát điện 2, 3 (GENCO 2, 3) và thực hiện cổ phần hoá Tổng công ty Phát điện 1 (GENCO1) theo chỉ đạo của Cơ quan có thẩm quyền.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nhà máy điện không phải trả kinh phí đấu nối vào lưới truyền tải do EVN đầu tư
18:44' - 11/01/2022
Các nhà máy điện không phải trả kinh phí đấu nối vào lưới truyền tải do Tập đoàn Điện lực (EVN) đầu tư. Đó là ý kiến của ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Doanh số bán ô tô tăng mạnh trước 'giờ G' áp thuế mới
12:45'
Các hãng ô tô lớn cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng 3/2025 đã tăng mạnh, với hầu hết đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
-
Doanh nghiệp
Airbus có thể gặp khó với mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong năm 2025
08:00'
Airbus đã bàn giao 70 máy bay trong tháng 3/2025, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo cho thấy hãng này sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong cả năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
07:46'
Các chuyên gia cho rằng đây không chỉ là cú sốc tạm thời mà là biện pháp báo hiệu thời điểm để tái tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ cấu xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Hãng Korean Air “bắt tay” với Anduril để phát triển phương tiện bay tự hành
19:20' - 02/04/2025
Hãng hàng không hàng đầu của Hàn Quốc Korean Air cho biết đã ký bản ghi nhớ (MOU) với công ty công nghệ quốc phòng Anduril Industries của Mỹ để cùng phát triển các phương tiện bay tự hành (AAV).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08' - 02/04/2025
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26' - 02/04/2025
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56' - 02/04/2025
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00' - 02/04/2025
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.
-
Doanh nghiệp
OpenAI sẽ có mô hình AI mở cạnh tranh với DeepSeek và Meta
08:26' - 02/04/2025
OpenAI, nhà sáng lập ChatGPT sẽ phát triển mô hình AI tạo sinh mở hơn, đánh dấu sự thay đổi chiến lược quan trọng trong bối cảnh ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ DeepSeek và Meta.