Thừa Thiên – Huế công bố điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, phường
Ngày 25/6, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị công bố, bàn giao và triển khai thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế.
Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Theo đó, việc điều chỉnh, sắp xếp 9 phường thuộc thành phố Huế như sau: Thành lập phường Gia Hội trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Cát và Phú Hiệp.
Nhập toàn diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Bình và Thuận Lộc để thành lập 1 phường mới lấy tên là phường Thuận Lộc.
Thành lập phường Đông Ba trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Hòa và Thuận Thành.
Điều chỉnh 0,46km2 diện tích tự nhiên và dân số 7.548 người của phường Phú Thuận vào phường Tây Lộc; điều chỉnh 0,80km2 diện tích tự nhiên và dân số 4.926 người còn lại của phường Phú Thuận vào phường Thuận Hòa.
Bên cạnh đó, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân, xã Thủy Bằng thuộc thị xã Hương Thủy; phường Hương Hồ, phường Hương An, xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh, xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà; xã Phú Thượng, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang vào thành phố Huế. Thành lập 4 phường mới thuộc thành phố Huế gồm: Hương Vinh, Thủy Vân, Phú Thượng, Thuận An.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, thành phố Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 7 xã. Thành phố Huế giáp huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và biển Đông.
Như vậy, kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thừa Thiên - Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; 141 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 95 xã, 39 phường và 7 thị trấn.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế là một bước quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.
Chủ tịch Phan Ngọc Thọ yêu cầu việc tổ chức triển khai thực hiện phải bám sát Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định của Trung ương; đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn địa phương. Quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; không có sự gián đoạn giữa đơn vị hành chính cũ và đơn vị hành chính mới; không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức và nhân dân.
Bên cạnh đó, việc bàn giao tổ chức bộ máy, tài sản, hồ sơ, tài liệu... và chuyển giao trách nhiệm quản lý theo đơn vị hành chính mới phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời, theo nguyên tắc thuộc địa bàn đơn vị hành chính nào thì được nhập, bàn giao nguyên hiện trạng.
Trước khi bàn giao phải thực hiện thống kê, kiểm kê theo từng lĩnh vực quản lý, đảm bảo chính xác theo đúng quy định của pháp luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ông Nguyễn Văn Phương được bầu làm Phó Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế
11:54' - 25/06/2021
Ngày 25/6, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức hội nghị Tỉnh ủy phiên bất thường bầu bổ sung Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu công nghiệp Thừa Thiên - Huế chủ động chống dịch COVID-19
15:35' - 01/06/2021
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, dịch nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đầu tư công
20:43'
Cuối chiều 14/5, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 5 kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công với 3 bộ, cơ quan trung ương và 13 địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo "cú hích" giải phóng nguồn lực kinh tế tư nhân
20:30'
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 45, chiều 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương hoàn tất thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ
20:29'
Nam Định đang tập trung thực hiện tốt quy hoạch, khẩn trương hoàn tất việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ và Khu công nghiệp tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong kỷ nguyên mới
19:19'
Theo Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, sự hợp tác toàn diện với các nước, trong đó có Hàn Quốc là một yếu tố quan trọng giúp vượt qua những thách thức về nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Loại bỏ tư duy biên chế suốt đời
19:02'
Bộ Nội vụ sẽ xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá, kết hợp giữa KPI với đặc thù của công vụ Việt Nam… để đảm bảo đánh giá thực chất, công khai, minh bạch, từ đó loại bỏ tư duy biên chế suốt đời.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối thương mại nông sản Việt Nam-Anh
18:34'
Ngày 13/5, tọa đàm kết nối thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Anh tại London đã thu hút khoảng 40 doanh nghiệp hai nước cũng như đại diện các hiệp hội ngành hàng nông sản của Anh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong trường học
18:04'
Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, động viên ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang: Nhiều dự án tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp hơn mặt bằng chung
17:42'
Chiều 14/5, UBND tỉnh Hậu Giang họp để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần sớm thiết lập chuỗi cung ứng công nghiệp nội địa
16:46'
Nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hỗ trợ và cơ chế đặt hàng minh bạch, tạo hành lang đủ an toàn để tư nhân dám đầu tư, dám chịu rủi ro và có thể phát triển bền vững.