Thúc đẩy đầu tư nước ngoài ở Cuba, từ lời nói đến hành động
Tình trạng này cũng đi ngược với ý chí chính trị của Đảng và Nhà nước Cuba từng được thể hiện qua lời khẳng định rằng nguồn vốn nước ngoài này không chỉ là “túi huyết thanh” truyền lúc cấp cứu, mà thực sự là một lá phổi - một thành phần hợp lý của mô hình kinh tế đang phát triển.
Để thể hiện quyết tâm cụ thể này, Quốc hội đã tiến hành phiên họp bất thường tháng 4/2014 để thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, đáp ứng một quan điểm chính trị mới mẻ tại Cuba khi đó. Tuy nhiên, những phản ứng sau đó đã không tiếp nối được sự năng động mà người ta chờ đợi trong việc ra những quyết sách kinh tế, sau khi chứng kiến hành động quyết liệt của giới lập pháp.
Nói cách khác là trong những năm qua, quyết tâm này hiện rõ trong câu chữ - từ hoạt động hành pháp, các chính sách liên quan tới văn kiện Đại hội Đảng VI – hơn là trong hành động thực tế.
Mặc dù đã có nhiều hợp đồng đầu tư hứa hẹn được ký kết trong các lĩnh vực như năng lượng, du lịch hay khai mỏ, số vốn được thỏa thuận vẫn là khá thấp. Trong Kế hoạch kinh tế quốc gia năm nay, các công ty nước ngoài dự kiến chỉ chiếm 6,5% các hoạt động đầu tư – với tổng giá trị là 7,8 tỷ USD, theo số liệu ước tính mà Bộ trưởng Kinh tế Ricardo Cabrisas đưa ra trong sơ kết 6 tháng đầu năm.
Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài mới chỉ giải ngân thực tế khoảng 510 triệu USD trong năm nay, một con số vẫn còn rất xa với mục tiêu lý tưởng 2 tỷ USD hay thậm chí 2,5 tỷ USD - con số mà chính phủ từng ước tính là mức đầu tư nước ngoài trực tiếp cần thiết mỗi năm để nền kinh tế Cuba có thể tăng trưởng đúng nhịp.
Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy bất kỳ giấc mơ phát triển nào cũng cần nguồn vốn đầu tư tương đương 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc hơn, tính cả nguồn trong và ngoài nước. Tại Cuba, tỷ lệ này mới chỉ dao động quanh mức 10%.
Bộ trưởng Cabrisas đã gửi một tín hiệu lạc quan hồi tháng 7 vừa qua khi thông báo cho các đại biểu Quốc hội rằng trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã “bật đèn xanh” cho 11 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp mới và các khoản tái đầu tư cho hai dự án đang được tiến hành. Tổng số vốn được thỏa thuận để giải ngân cho các dự án này trong những năm tới là 1,346 tỷ USD.
Đây là mức tương đương với tổng số vốn Cuba đã thỏa thuận được với các doanh nghiệp nước ngoài trong cả hai năm rưỡi trước đó, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài (Luật 118) bắt đầu có hiệu lực (cho tới hết năm 2016). Mặc dù đây là bước chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung lượng vốn nước ngoài đổ vào Cuba vẫn khá chậm.
Vì sao hoạt động kinh tế này không thể cất cánh với bước tiến mạnh mẽ hơn? Trong số các nguyên nhân, phải kể tới cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba đang có nguy cơ kéo dài vô tận, xét tới các bước thụt lùi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra cho quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Phủ nhận những thiệt hại to lớn mà chính sách thù địch này gây ra cho Cuba là điều “ngây thơ”, như cựu Tổng thống Ecuador và nhà kinh tế học Rafael Correa từng một lần phát biểu.
Thế nhưng hoạt động kinh doanh với các công ty nước ngoài đã mở rộng rõ ràng tại Cuba từ cuối những năm 1990, với kỷ lục các công ty liên doanh và các hợp đồng đầu tư vào năm 2002, khi sự truy đuổi tài chính và thương mại của Mỹ cũng vẫn gắt gao như hiện tại. Như vậy, cho dù những khó khăn và thiệt hại mà cuộc bao vây cấm vận có to lớn tới đâu, vẫn có cách để tránh những cạm bẫy và rào cản mà Washington đặt ra.
Ở đây, cần chú ý hơn tới những khó khăn khác, những khó khăn nội tại, làm kéo dài thủ tục của bất kỳ khoản đầu tư nào. Bất chấp việc Cuba đã sẵn có những công cụ pháp lý để giảm thời hạn đàm phán và chuẩn bị, vẫn còn những mê cung quan liêu tác động chồng chéo lên nhau tạo ra rào cản trong môi trường ngân hàng và tài chính quốc nội – đơn cử như hệ thống đồng tiền kép và đa tỷ giá hối đoái – làm chậm trễ các bước triển khai và gây khó khăn không chỉ đối với các doanh nhân nước ngoài.
Các doanh nghiệp Cuba trong rất nhiều trường hợp thiếu cả kiến thức, kỹ năng và sự nhiệt tình để rồi rơi vào những vấn đề thường mang lại nhiều trách nhiệm hơn là lợi ích cho tổ chức doanh nghiệp và người lao động.
Những ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư, các sáng kiến khuyến khích khác như Đặc khu phát triển Mariel, và việc tạo ra điều kiện hậu cần và hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn, đã khẳng định cam kết của Chính phủ Cuba đối với nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài và giảm nhẹ tác động từ những cuộc “cấm vận” cả từ bên ngoài lẫn trong nội tại đất nước.
Những hiềm nghi, e ngại đối với “bóng ma của thị trường” và những phản đối mù quáng từ nội bộ được cho là nguyên nhân sâu xa của việc kéo dài các cuộc thương lượng và cản trở doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng với người lao động và các dịch vụ sở tại.
“Tư duy lạc hậu đầy thành kiến chống lại đầu tư nước ngoài” mà Đại tướng Raúl Castro từng chỉ trích, sẽ mất căn cứ khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài khẳng định được vai trò là cột trụ, chứ không chỉ là một nguồn lực bổ trợ, cho các lĩnh vực phát triển thiết yếu nhất.
Con đường xã hội chủ nghĩa, mà một số người e sợ rằng sẽ bị mất khi “kết minh” với nguồn tư bản nước ngoài, sẽ vấp phải nguy cơ thất bại thực tế nếu Cuba không xây dựng và không điều hành một cách tự chủ những con đường phát triển kinh tế làm khung đỡ cho những giá trị tinh thần và công bằng xã hội đặc trưng của hệ thống này. Không có thịnh vượng, chủ nghĩa xã hội sẽ mãi chỉ là một giấc mơ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ và Cuba chịu thiệt thòi từ các biện pháp thắt chặt
06:03' - 22/11/2017
Hệ quả sắp tới từ những biện pháp thắt chặt cấm vận của Mỹ chống Cuba sẽ làm tổn hại nền kinh tế Cuba, tuy nhiên, thành phần kinh tế tư nhân của Mỹ cũng sẽ chịu thiệt thòi từ quyết định này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba qua hồ sơ giải mật của CIA
06:30' - 20/11/2017
Theo mạng tin Thư từ Cuba, những tài liệu mới được Washington giải mật tháng trước liên quan vụ ám sát Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy đã tiết lộ nhiều kế hoạch của Cục tình báo trung ương Mỹ chống Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba tiến hành tham vấn khoa học trực tuyến về các vụ “tấn công sóng âm”
08:21' - 14/11/2017
Ủy ban các chuyên gia Cuba từng nghiên cứu các “cuộc tấn công sóng âm” mà Mỹ giả định đã ảnh hưởng tới các nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba đã mời các nhà khoa học thảo luận trực tuyến về vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt các hạn chế mới về đi lại và thương mại với Cuba
06:55' - 09/11/2017
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 8/11, Chính phủ Mỹ đã công bố những hạn chế mới đối với công dân Mỹ muốn kinh doanh hoặc thăm Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đã đón trên 4 triệu lượt khách quốc tế từ đầu năm đến nay
15:30' - 07/11/2017
Bộ Du lịch Cuba ngày 6/11 cho biết lượng khách quốc tế tới đảo quốc Caribe này trong năm nay đã cán mốc 4 triệu lượt người, sớm tới 54 ngày so với năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba cấp phép cho công ty đầu tiên của Mỹ tại đặc khu Mariel
12:05' - 02/11/2017
Cuba đã cho phép một công ty của Mỹ tham gia hoạt động tại đặc khu kinh tế cảng biển Mariel.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này