Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hải Nam (Trung Quốc)
Thiết lập các khuôn khổ hợp tác, thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Nam, hợp tác xúc tiến thương mại và thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt Nam là những đồng thuận quan trọng đã đạt được tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ông Thẩm Hiểu Minh, Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc) ngày 22/2 tại trụ sở Bộ Công Thương.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao chuyến thăm lần này của ông Thẩm Hiểu Minh và nhấn mạnh: đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo địa phương Trung Quốc tới Việt Nam sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX và sau thời gian dài các hoạt động trao đổi đoàn bị gián đoạn do dịch COVID-19. Hơn nữa, đây cũng là lần đầu tiên, lãnh đạo cấp cao nhất của tỉnh Hải Nam đến làm việc tại Bộ Công Thương.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng rằng, chuyến thăm sẽ là khởi nguồn cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Bộ Công Thương và tỉnh Hải Nam từ đó thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư và mở rộng thương mại giữa Việt Nam – Hải Nam. Đặc biệt, với tư cách là “Cảng thương mại tự do lớn nhất thế giới”, Hải Nam trong tương lai chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại song phương Việt – Trung, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và giảm bớt tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại hai nước.Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao đổi với ông Thẩm Hiểu Minh nhiều kiến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp hai bên.Chẳng hạn như thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc); đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường Trung Quốc cho các nông sản của Việt Nam, nhất là trái dừa tươi mà tỉnh Hải Nam đang rất có nhu cầu và hợp tác trong việc lĩnh vực chế biến nông sản.Ngoài ra, hai bên cũng đã chia sẻ thông tin về các chính sách ưu đãi đầu tư và thương mại của Hải Nam; hợp tác xúc tiến thương mại; nghiên cứu nâng cấp Thỏa thuận về tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Bộ Công Thương và Chính quyền tỉnh Hải Nam được ký năm 2008 để phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Cụ thể, Bộ trưởng đề nghị phía Hải Nam cung cấp các hỗ trợ, ưu đãi dành cho doanh nghiệp Việt để tận dụng những ưu đãi dành cho thương mại điện tử, cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế lớn tại Hải Nam như hội chợ quốc tế hàng tiêu dùng. Về thương mại nông sản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, Trung Quốc có nhu cầu cao đối với mặt hàng dừa tươi; trong đó, Hải Nam là một trong những địa phương nhập khẩu dừa tươi lớn nhất của Trung Quốc. Vì vậy, việc mở cửa thị trường Trung Quốc đối với trái dừa của Việt Nam sẽ giúp Hải Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp.Phát biểu tại buổi làm việc, ông Thẩm Hiểu Minh đánh giá cao những đề xuất của Bộ Công Thương, đồng thời đưa ra những đề xuất nhiều biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên thời gian tới.Cùng đó, bày tỏ quan điểm hoàn toàn ủng hộ và khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan và địa phương liên quan tỉnh Hải Nam tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hiện thực hóa việc thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại trong thời gian tới. Theo ông Thẩm Hiểu Minh, văn phòng Xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước kết nối đầu tư, giao thương và hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước tham gia có hiệu quả vào các hội chợ triển lãm của nhau.Về hợp tác trong mở rộng nhập khẩu nông sản chất lượng cao của Việt Nam, thúc đẩy mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản và trái cây của Việt Nam cũng như hợp tác trong lĩnh vực nông sản, ông Thẩm Hiểu Minh cho biết, Hải Nam là nơi nhập khẩu dừa lớn nhất, cũng là địa phương tập trung đến 70% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến dừa của Trung Quốc. Do đó, sẽ giao các cơ quan phụ trách của tỉnh Hải Nam và bày tỏ sẵn sàng làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thúc đẩy việc mở cửa thị trường cho dừa tươi của Việt Nam.
Về việc nâng cấp Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa Bộ Công Thương và Chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc, ông Thẩm Hiểu Minh hoàn toàn nhất trí đàm phán để ký kết Bản ghi nhớ, góp phần tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Hải Nam nói riêng và Việt Nam- Trung Quốc nói chung.
Theo số liệu thống kê của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hải Nam năm 2022 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, kim ngạch Hải Nam xuất khẩu sang Việt Nam đạt 695,2 triệu USD, tăng 171,9%; kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 658 triệu USD, tăng 7,5%./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) tạo không gian, nguồn lực cho phát triển
19:42' - 20/02/2023
Chiều 20/2, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.