Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch
Theo đó, sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thói quen thanh toán của người dân đã có những thay đổi lớn. Cùng với sự dịch chuyển của người dân, nhiều phương thức thanh toán số đã ra đời và được người dân ưa chuộng sử dụng như thẻ chip, QR code, ví điện tử… và ứng dụng mobile banking.
Kết quả đạt được cho thấy đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các phương tiện điện tử thay thế cho tiền mặt. Đây cũng là một trong các mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Theo ông Lê Văn Tuyên, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt với mức tăng trưởng cao; phổ cập, đưa việc sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trở thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và tạo sự lan tỏa, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt. Bên cạnh đó, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới, phát triển hạ tầng thanh toán, phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, tiện ích, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán ngày một tăng, yêu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp. Đại diện Ngân hang Nhà nước nhấn mạnh, Đề án phấn đấu đạt một số mục tiêu tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như, từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm, qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm, tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%… Tại hội thảo các chuyên gia cho rằng, thời gian qua, hoạt động thanh toán từ người dân, tổ chức, nhất là giới trẻ Việt Nam đã tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Các hình thức thanh toán đang được các ngân hàng giới thiệu, dần phổ cập tại Việt Nam: thanh toán bằng thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless), thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại điểm bán qua mã QR, thanh toán trực tuyến cho dịch vụ số, thương mại điện tử qua NFC, ứng dụng Mobile banking, … kết hợp với các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ như xác thực sinh trắc học bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC) an toàn, thuận tiện. Để có thể khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ông Lê Thanh Hà, đại diện Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng vấn đề căn bản là chính sách giá và quản trị rủi ro. Với vai trò ngân hàng hiện nay, bên cạnh cung cấp sản phẩm, nỗ lực giảm chính sách giá đưa đến người dân giá hợp lý và an toàn nhất. Đặc biệt, theo ông Lê Thanh Hà việc phòng rủi ro, an toàn, bảo mật cần được đặt lên hàng đầu, tuân thủ chặt chẽ quy định quốc tế tại thị trường Việt Nam. “Chúng tôi khuyến nghị, sau đại dịch có nhiều khách du lịch vào Việt Nam và người Việt Nam đi nước ngoài. Có sự giao thoa nên xuất hiện thẻ giả, sao chép rút tiền tại ATM. Khi triển khai nhiều thẻ thanh toán, các ngân hàng triển khai chế độ bảo mật cho phép chủ thể cùng ngân hàng kiểm soát gia dịch chủ động như đóng mở thẻ, dịch vụ, hạn mức thanh toán”, ông Lê Thanh Hà nói./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro
15:25' - 06/04/2022
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước: Sẽ giảm lãi suất cho vay trong năm 2022 – 2023
16:10' - 16/03/2022
NHNN vừa có các văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Fed vẫn duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
21:11' - 11/05/2025
Theo Global Times, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ổn định hôm 7/5 nhấn mạnh lập trường thận trọng trong chính sách tiền tệ của Mỹ trong bối cảnh chính sách thuế quan khó đoán định.
-
Ngân hàng
BoC cảnh báo cú sốc thị trường từ chính sách thuế quan Mỹ
06:30' - 11/05/2025
Theo Thống đốc BoC Tiff Macklem, tính dễ thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ có thể gây ra thêm biến động trên thị trường và căng thẳng về thanh khoản.
-
Ngân hàng
EPI mời gọi ngân hàng châu Âu tham gia hệ thống thanh toán chung
08:25' - 10/05/2025
Trong tuyên bố mới đây, EPI nhấn mạnh mong muốn "mời gọi tất cả các giải pháp thanh toán số tiêu biểu tại châu Âu cùng hợp lực để củng cố chủ quyền châu Âu trong lĩnh vực thanh toán".
-
Ngân hàng
Định hướng chính sách của các ngân hàng trung ương trước bất ổn thuế quan Mỹ
21:54' - 09/05/2025
Các ngân hàng trung ương lớn đang có sự phân hóa trong định hướng chính sách khi thuế quan của Mỹ làm đồng tiền ở các khu vực khác mạnh lên và giúp giảm lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/5: Tỷ giá trung tâm tăng mạnh
08:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) tăng mạnh, trong khi đó tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đứng yên.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng lợi nhuận 20% của VPBank trong quý I đến từ đâu?
11:33' - 08/05/2025
Lợi nhuận hợp nhất của VPBank trong quý I/2025 đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20%, với sự đóng góp từ cả ngân hàng mẹ và các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/5: Đồng USD và NDT cùng xu hướng đi xuống
08:46' - 08/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 8/5 tại Vietcombank và BIDV cùng ở mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Hé lộ vai trò của Cake và GPBank trong hệ sinh thái của VPBank
18:56' - 07/05/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, VPBank khẳng định tham vọng tăng trưởng 30–35% mỗi năm trong giai đoạn 2026 – 2029.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng Trung Quốc tăng mức tiền tích trữ vàng
14:13' - 07/05/2025
Do nhiều yếu tố tác động trong thời gian gần đây, giá vàng đã có biến động lớn khiến nhiều ngân hàng thương mại Trung Quốc điều chỉnh tăng mức tiền tối thiểu để tham gia các sản phẩm tích trữ vàng.