Thúc đẩy thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, bền vững
Khắc phục những vướng mắc về thể chế
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc xây dựng dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Trong đó khẳng định, hạ tầng số là thiết yếu, bảo đảm an toàn thông tin mạng là then chốt, ưu tiên đầu tư phát triển nhanh, đi trước một bước.
Dự thảo Luật gồm 10 chương, 74 điều nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời khắc phục những vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của Luật này với hệ thống pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính…
Về việc đánh giá toàn diện và khắc phục các bất cập trong thực hiện Luật Viễn thông 2009, dự thảo Luật quy định hình thức cấp phép và các điều kiện cấp phép theo hướng đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích gia nhập thị trường đối với một số dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng; quy định điều kiện cấp phép chặt chẽ đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, sử dụng tài nguyên viễn thông và mạng vệ tinh để bảo đảm an toàn, an ninh.
Dự thảo Luật cũng hoàn thiện quy định sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động để thanh toán cho dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động hợp pháp.
Việc lắp đặt hạ tầng viễn thông trên đất công, trụ sở công, công trình công thời gian vừa qua có vướng mắc do Luật Quản lý sử dụng tài sản công nghiêm cấm hành vi thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích. Dự thảo Luật quy định cơ sở hạ tầng viễn thông được tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, lắp đặt trên các khu vực đất công, trụ sở công, công trình công...
Đối với các vấn đề mới cần quy định để thúc đẩy phát triển viễn thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, xu hướng phát triển rất nhanh của viễn thông chuyển đổi thành hạ tầng số với sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ, mô hình kinh doanh mới đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện quy định quản lý để thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, phổ cập và tiết kiệm năng lượng, hình thành hạ tầng số.
Dự thảo Luật đã hoàn thiện để điều chỉnh các mô hình, dịch vụ mới như xác định hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây là một phần quan trọng của hạ tầng số; điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông qua vệ tinh theo nguyên tắc quản lý chặt, đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia, phù hợp với cam kết quốc tế; điều chỉnh hoạt động bán buôn trong viễn thông để đảm bảo thúc đẩy thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, bền vững…
Tránh chồng chéo phạm vi điều chỉnh
Tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Viễn thông, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, các nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung thông tin trong quá trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật; tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính tương thích, đồng bộ, thống nhất, kể cả các dự thảo Luật khác đang được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các dịch vụ: Trung tâm dữ liệu; điện toán đám mây; dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (OTT viễn thông). Nhưng có ý kiến đề nghị cân nhắc việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và các quy định có liên quan trong dự thảo Luật đối với những nội dung mở rộng, tránh sự trùng lặp, chồng chéo; nghiên cứu thiết kế quy định trong dự thảo Luật đối với 3 loại dịch vụ mới nêu trên theo hướng mở, mang tính nguyên tắc.
Ý kiến khác cho rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới như làm tăng chi phí tuân thủ, ảnh hưởng đến những lợi ích đối với nền kinh tế, làm giảm sức hút đầu tư nước ngoài vào việc phát triển các trung tâm dữ liệu hay cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước, phân tích, làm rõ, thuyết phục hơn việc mở rộng phạm vi điều chỉnh; báo cáo với Quốc hội về định hướng thiết kế hệ thống các luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để phát huy tác dụng cộng hưởng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo về phạm vi điều chỉnh, nhất là các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.
Về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, qua khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá, đa số ý kiến Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, nên tiếp tục duy trì Quỹ theo như đề nghị của Chính phủ. Tuy nhiên, các ý kiến cũng thống nhất đề nghị, cần cân nhắc để luật hóa nội dung đã được quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện ổn định trong thời gian qua liên quan đến các nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể của Luật và tăng tính hiệu quả trong hoạt động của Quỹ.
Bên cạnh đó, các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ cần được rà soát, hoàn thiện, phân định rõ từng dịch vụ viễn thông công ích; bổ sung quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở địa phương trong việc sử dụng và quản lý Quỹ... để phù hợp với mục tiêu của Quỹ là hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông mang tính chất công ích và các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị rà soát các luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công… để thống nhất các quy định, khái niệm liên quan như đất công, trụ sở công, công trình công, địa điểm công./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điện chạy bằng than, dầu, khí vẫn được duy trì để bảo đảm an toàn hệ thống
19:34' - 01/06/2023
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp giá thế giới và thực tiễn kinh tế - xã hội trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân song hành với doanh nghiệp Nhà nước
21:02' - 09/05/2025
Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" đã diễn ra vào chiều 9/5 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước sẽ dôi dư 4.226 trụ sở công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
20:35' - 09/05/2025
Tổng hợp của Bộ Nội vụ từ số liệu báo cáo tại Đề án của các tỉnh, thành phố cho thấy, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội nói gì về chế tài xử lý sữa giả, thuốc giả hiện nay?
20:22' - 09/05/2025
Bên lề Quốc hội, chiều 9/5, bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã chia sẻ ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh tính tuân thủ của hàng hóa Việt Nam
20:22' - 09/05/2025
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh về tính tuân thủ của hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương
20:05' - 09/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh có 78 phường không tổ chức HĐND sau sắp xếp
20:05' - 09/05/2025
Theo Đề án số 3019/ĐA-UBND, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Hội đồng nhân dân cấp xã và 78 phường thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ phạm vi áp dụng Luật Công nghiệp công nghệ số
19:10' - 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 9/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng kim ngạch thương mại hai chiều hàng nông lâm thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ
18:37' - 09/05/2025
Ngày 9/5, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva
16:41' - 09/05/2025
Ngày 9/5 theo giờ Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.